Với những lợi thế của cây nhãn muộn đặc sản Hà Nội, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã xếp giống cây ăn quả này vào Đề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao của thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016, nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung phát triển.
Ngay từ đầu năm 2011, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã xác định, quy hoạch vùng sản xuất nhãn chín muộn tập trung dọc theo bãi sông Đáy, trung tâm là xã Đại Thành (Quốc Oai) và xã An Thượng (Hoài Đức) sau đó phát triển rộng ra các xã xung quanh.
Để phát huy thế mạnh của cây đặc sản này, Trung tâm giống cây trồng thành phố còn triển khai thâm canh 60ha, trồng mới 10ha và ghép cải tạo vườn tạp kém hiệu quả bằng nhãn chín muộn 5ha tại một số xã của huyện Hoài Đức.
Cùng với việc mở rộng diện tích trồng nhãn, Trung tâm giống cây trồng thành phố còn tổ chức 4 đợt tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nhãn giai đoạn ra hoa đậu quả và giai đoạn phát triển quả.
Qua trồng thí điểm giống nhãn chín muộn đặc sản của Hà Nội tại hai xã Đại Thành và An Thượng với quy mô tương đối lớn (diện tích 115ha ở xã Đại Thành và 50ha xã An Thương), kết quả thu được rất khả quan, giá trị kinh tế đạt từ 700 đến 800 triệu đồng/năm.
Do hiệu quả kinh tế đem lại mà nhiều người dân ở các xã lân cận đang có nhu cầu muốn được mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đặc sản này. Vùng sản xuất giống cây nhãn muộn đặc sản của Hà Nội đã được trao giấy chứng nhận là VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho sản phẩm nhãn chín muộn của xã An Thượng, huyện Hoài Đức, với diện tích 20ha, sản lượng 256,7 tấn/năm thuộc Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức.
Để phát triển mô hình này, trong thời gian tới, thành phố sẽ có một số chính sách hỗ trợ như cho các hộ nông dân thuê đất dài hạn để yên tâm sản xuất; hỗ trợ vốn, vật tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trang trại lớn.
Đặc biệt, thành phố có chính sách hỗ trợ giống cây trồng có năng suất cao để mở rộng quy mô sản xuất, tổ chức nhiều lớp tập huấn giới thiệu về các mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả cao cho các địa phương khác./.
Ngay từ đầu năm 2011, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã xác định, quy hoạch vùng sản xuất nhãn chín muộn tập trung dọc theo bãi sông Đáy, trung tâm là xã Đại Thành (Quốc Oai) và xã An Thượng (Hoài Đức) sau đó phát triển rộng ra các xã xung quanh.
Để phát huy thế mạnh của cây đặc sản này, Trung tâm giống cây trồng thành phố còn triển khai thâm canh 60ha, trồng mới 10ha và ghép cải tạo vườn tạp kém hiệu quả bằng nhãn chín muộn 5ha tại một số xã của huyện Hoài Đức.
Cùng với việc mở rộng diện tích trồng nhãn, Trung tâm giống cây trồng thành phố còn tổ chức 4 đợt tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nhãn giai đoạn ra hoa đậu quả và giai đoạn phát triển quả.
Qua trồng thí điểm giống nhãn chín muộn đặc sản của Hà Nội tại hai xã Đại Thành và An Thượng với quy mô tương đối lớn (diện tích 115ha ở xã Đại Thành và 50ha xã An Thương), kết quả thu được rất khả quan, giá trị kinh tế đạt từ 700 đến 800 triệu đồng/năm.
Do hiệu quả kinh tế đem lại mà nhiều người dân ở các xã lân cận đang có nhu cầu muốn được mở rộng diện tích trồng cây ăn quả đặc sản này. Vùng sản xuất giống cây nhãn muộn đặc sản của Hà Nội đã được trao giấy chứng nhận là VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho sản phẩm nhãn chín muộn của xã An Thượng, huyện Hoài Đức, với diện tích 20ha, sản lượng 256,7 tấn/năm thuộc Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức.
Để phát triển mô hình này, trong thời gian tới, thành phố sẽ có một số chính sách hỗ trợ như cho các hộ nông dân thuê đất dài hạn để yên tâm sản xuất; hỗ trợ vốn, vật tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trang trại lớn.
Đặc biệt, thành phố có chính sách hỗ trợ giống cây trồng có năng suất cao để mở rộng quy mô sản xuất, tổ chức nhiều lớp tập huấn giới thiệu về các mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả cao cho các địa phương khác./.
Phương Anh (TTXVN)