Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Quy hoạch phát triển nhân lực là một lợi thế để tạo nên sức cạnh tranh cho từng địa phương và đất nước.
Phát biểu tại hội nghị Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, tổ chức ngày 23/12, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh để khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực, trong thời gian tới, các địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Giải quyết khó khăn này, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ giữa bốn bên gồm người sử dụng lao động, người học, nhà trường và Nhà nước. Trong đó yêu cầu mỗi bên phải tập trung giải quyết từng vấn đề cụ thể.
Đơn cử như người sử dụng lao động cần có "đơn đặt hàng" nhu cầu lao động đối với địa phương và các cơ sở đào tạo nghề. Nhà trường phải thực hiện phương châm đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Nhà nước là nơi tiếp nhận nhu cầu đào tạo, thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo, tạo mối liên kết giữa nhà trường, người học và doanh nghiệp...
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đặc biệt chú ý đến những hạn chế về nhân lực kéo dài ở địa phương mình để có giải pháp tháo gỡ; cần xác định rõ ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực của địa phương; dự báo cung-cầu lao động cụ thể để sắp xếp hợp lý, cân đối cung-cầu lao động trên địa bàn, trong đó cần cân đối về chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo ngay tại địa phương.
Về mặt quản lý Nhà nước, mỗi tỉnh cần có quy hoạch phát triển nhân lực cụ thể trên cơ sở quy hoạch của Chính phủ; có bộ phận chuyên trách để theo dõi quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho địa phương; quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo cán bộ quản lý cơ sở và nhu cầu xuất khẩu lao động.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 xong trước tháng 1/2011.
Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực cho vùng Bắc Trung Bộ, trong đó chú ý cơ cấu kinh tế vùng và phải phù hợp với từng địa phương. Rà soát lại các vùng trên cả nước, kiểm tra các báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực của các tỉnh để tổng hợp báo cáo với Chính phủ.
Vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những vùng có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá cao, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.
Theo dự báo, đến năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 12,5 triệu người, chiếm 63% dân số; năm 2020 là 13,5 triệu người. Cơ cấu lao động về công nghiệp-xây dựng đến năm 2015 là 25,6%, nông-lâm-ngư là 46,1%, dịch vụ là 28,3%. Đến năm 2020, tỷ lệ tương ứng là 32,3%; 34,5% và 33,2%.
Để đảm bảo mục tiêu về phát triển nhân lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu lên những giải pháp liên vùng về phát triển nhân lực cho khu vực Bắc Trung Bộ; trong đó tập trung vào các giải pháp chính là ban hành những chính sách chung; quy hoạch, phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề nội vùng; hợp tác liên vùng và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực.
Theo đó, những chính sách chung được tập trung thực hiện là ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các vùng đến công tác và làm việc lâu dài ở các tỉnh miền Trung; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có chính sách và biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ.
Đối với các khu kinh tế, đến nay đã có định hướng phát triển cần xây dựng kế hoạch và triển khai dần công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành nghề chủ yếu dự kiến phát triển trong khu kinh tế; xã hội hóa công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần ưu tiên thành lập các trường dạy nghề chính quy trình độ cao trong các khu kinh tế; mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề đến các huyện; xây dựng một số trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao tại một số địa phương; đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn cho lao động, nhân rộng các mô hình dạy nghề theo nhu cầu thị trường. Cần sớm hình thành cơ chế hợp tác, phối hợp trong hoạt động phát triển kinh tế-xã hội nói chung và các dự án về giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp nói riêng.
Rà soát lại năng lực đào tạo nội vùng như số lượng, ngành nghề, đánh giá mức độ đáp ứng và số lượng thiếu hụt cần bổ sung đào tạo từ bên ngoài; khuyến khích các tỉnh chủ động tìm các hình thức hợp tác với các trường đại học, học viện, các trung tâm đào tạo lớn của đất nước và khu vực để đào tạo và tập huấn cho cán bộ của địa phương.../.
Phát biểu tại hội nghị Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2020 của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ, tổ chức ngày 23/12, tại Thanh Hóa, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh để khắc phục những khó khăn về nguồn nhân lực, trong thời gian tới, các địa phương cần nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề quy hoạch phát triển nguồn nhân lực.
Giải quyết khó khăn này, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ giữa bốn bên gồm người sử dụng lao động, người học, nhà trường và Nhà nước. Trong đó yêu cầu mỗi bên phải tập trung giải quyết từng vấn đề cụ thể.
Đơn cử như người sử dụng lao động cần có "đơn đặt hàng" nhu cầu lao động đối với địa phương và các cơ sở đào tạo nghề. Nhà trường phải thực hiện phương châm đào tạo theo nhu cầu sử dụng lao động của các đơn vị sử dụng lao động. Nhà nước là nơi tiếp nhận nhu cầu đào tạo, thực hiện quy hoạch mạng lưới đào tạo, hỗ trợ đào tạo, tạo mối liên kết giữa nhà trường, người học và doanh nghiệp...
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần đặc biệt chú ý đến những hạn chế về nhân lực kéo dài ở địa phương mình để có giải pháp tháo gỡ; cần xác định rõ ngành kinh tế và sản phẩm chủ lực của địa phương; dự báo cung-cầu lao động cụ thể để sắp xếp hợp lý, cân đối cung-cầu lao động trên địa bàn, trong đó cần cân đối về chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo ngay tại địa phương.
Về mặt quản lý Nhà nước, mỗi tỉnh cần có quy hoạch phát triển nhân lực cụ thể trên cơ sở quy hoạch của Chính phủ; có bộ phận chuyên trách để theo dõi quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho địa phương; quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo cán bộ quản lý cơ sở và nhu cầu xuất khẩu lao động.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương hoàn chỉnh báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2020 xong trước tháng 1/2011.
Các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương xây dựng quy hoạch mạng lưới đào tạo nhân lực cho vùng Bắc Trung Bộ, trong đó chú ý cơ cấu kinh tế vùng và phải phù hợp với từng địa phương. Rà soát lại các vùng trên cả nước, kiểm tra các báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực của các tỉnh để tổng hợp báo cáo với Chính phủ.
Vùng Bắc Trung Bộ được đánh giá là một trong những vùng có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với nhịp độ khá cao, chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện.
Theo dự báo, đến năm 2015, dân số trong độ tuổi lao động vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung là 12,5 triệu người, chiếm 63% dân số; năm 2020 là 13,5 triệu người. Cơ cấu lao động về công nghiệp-xây dựng đến năm 2015 là 25,6%, nông-lâm-ngư là 46,1%, dịch vụ là 28,3%. Đến năm 2020, tỷ lệ tương ứng là 32,3%; 34,5% và 33,2%.
Để đảm bảo mục tiêu về phát triển nhân lực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nêu lên những giải pháp liên vùng về phát triển nhân lực cho khu vực Bắc Trung Bộ; trong đó tập trung vào các giải pháp chính là ban hành những chính sách chung; quy hoạch, phát triển mạng lưới đào tạo và dạy nghề nội vùng; hợp tác liên vùng và hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực.
Theo đó, những chính sách chung được tập trung thực hiện là ban hành cụ thể các chế độ, chính sách về lương, phụ cấp và các ưu đãi khác để thu hút nhân tài và lao động kỹ thuật từ các vùng đến công tác và làm việc lâu dài ở các tỉnh miền Trung; đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; có chính sách và biện pháp phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học và công nghệ.
Đối với các khu kinh tế, đến nay đã có định hướng phát triển cần xây dựng kế hoạch và triển khai dần công tác đào tạo công nhân kỹ thuật cho các ngành nghề chủ yếu dự kiến phát triển trong khu kinh tế; xã hội hóa công tác đào tạo nói chung và công tác đào tạo nghề nói riêng.
Bên cạnh đó, các địa phương cần ưu tiên thành lập các trường dạy nghề chính quy trình độ cao trong các khu kinh tế; mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề đến các huyện; xây dựng một số trường cao đẳng nghề kỹ thuật cao tại một số địa phương; đẩy mạnh dạy nghề ngắn hạn cho lao động, nhân rộng các mô hình dạy nghề theo nhu cầu thị trường. Cần sớm hình thành cơ chế hợp tác, phối hợp trong hoạt động phát triển kinh tế-xã hội nói chung và các dự án về giao thông, khu kinh tế, khu công nghiệp nói riêng.
Rà soát lại năng lực đào tạo nội vùng như số lượng, ngành nghề, đánh giá mức độ đáp ứng và số lượng thiếu hụt cần bổ sung đào tạo từ bên ngoài; khuyến khích các tỉnh chủ động tìm các hình thức hợp tác với các trường đại học, học viện, các trung tâm đào tạo lớn của đất nước và khu vực để đào tạo và tập huấn cho cán bộ của địa phương.../.
Nguyễn Mai Hương (TTXVN/Vietnam+)