Phát triển tế bào mầm phôi người thành các mô vỏ não

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển thành công tế bào mầm phôi người thành các mô vỏ não kiểm soát chức năng vận động.

Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển thành công tế bào mầm phôi người thành các mô vỏ não kiểm soát chức năng vận động.

Đây là lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học đạt được bước tiến quan trọng này, mở ra hy vọng cho việc điều trị các bệnh liên quan chức năng vận động của con người.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phát triển Sinh học Riken ở tỉnh Kobe đã sử dụng tế bào mầm từ phôi người để tạo ra các mô vỏ não, còn được gọi là "cơ quan kiểm soát tối cao của não". Sau đó, các mô tự sắp xếp thành 4 vùng tương tự như cấu trúc não của bào thai, và điều khiển chức năng hoạt động thần kinh, như truyền phát các tín hiệu điện não.

Các nghiên cứu trên tế bào mầm từ lâu đã được coi là có triển vọng giúp tìm ra phương pháp chữa bệnh hữu hiệu ngay cả với những căn bệnh được coi là nan y như ung thư, tiểu đường. Trước mắt, thành công này có thể giúp các nhà khoa học tiến thêm một bước là thay thế những tế bào bị tổn thương, các mô, hay những cơ quan nội tạng bị tổn thương.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tế bào mầm có thể phát triển thành những tế bào khác nhưng đây là lần đầu tiên, nhờ bàn tay của các nhà khoa học, chúng phát triển thành các mô vỏ não kiểm soát chức năng vận động. Tuy vậy, các mô vỏ não này vẫn còn quá nhỏ để có thể dùng cho điều trị bệnh nhân đột quỵ. Theo các tác giả của nghiên cứu, hiện chúng chỉ có thể được xem là một "cơ quan siêu nhỏ" dùng để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh Alzeimer và điều chế vắcxin./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục