Mega Story

Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa “phá môi trường lấy kinh tế”

29/12/2022 07:56

Ẩn sau tấm “thảm đỏ” thu hút đầu tư với kỳ vọng “con gà đẻ trứng vàng,” hàng nghìn dự án mới ra đời vẫn giữ thói quen “phát triển trước, làm sạch sau,” đã khiến vô số khu vực dân cư bị ô nhiễm, cuộc sống đảo lộn.

bai-hung-300123-cover-1-bai-1-1-(1).png

Lời tòa soạn!


“Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá” là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước suốt nhiều năm qua. Điều này cho thấy Việt Nam luôn coi bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của nhân dân là mục tiêu hàng đầu.

Với tinh thần đó, thời gian qua, Chính phủ thường xuyên kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh” cũng như hướng tới một xu thế phát triển không thể đảo ngược của nhân loại, đó là “tăng trưởng xanh.”

Nhưng tiếc thay! Ẩn sau tấm “thảm đỏ” thu hút đầu tư với kỳ vọng “con gà đẻ trứng vàng,” hàng nghìn dự án mới ra đời vẫn giữ thói quen “phát triển trước, làm sạch sau,” đã khiến vô số khu vực dân cư bị ô nhiễm, cuộc sống đảo lộn.

ghep-lts-2-1-.png

Xét về góc độ chính sách pháp luật, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (gọi tắt là ĐTM) phải đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện; dự báo rủi ro về sự cố môi trường; có biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường.

ẨN SAU TẤM “THẢM ĐỎ” THU HÚT ĐẦU TƯ VỚI KỲ VỌNG “CON GÀ ĐẺ TRỨNG VÀNG,” HÀNG NGHÌN DỰ ÁN MỚI RA ĐỜI VẪN GIỮ THÓI QUEN “PHÁT TRIỂN TRƯỚC, LÀM SẠCH SAU,” ĐÃ KHIẾN VÔ SỐ KHU VỰC DÂN CƯ BỊ Ô NHIỄM.

mega story   |  vietnamplus

Với yêu cầu “trên giấy” đó, đa phần các doanh nghiệp khi triển khai các dự án đều thuê tư vấn lập cho mình một bộ ĐTM với đầy đủ các quy định và cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, dự báo trong ĐTM. Thế nhưng, trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chỉ “hứa suông,” không tuân thủ thực hiện các quy định như cam kết.

Hệ quả là hơn 10 năm qua, hàng ngàn ngọn núi, quả đồi trên dọc dài đất nước đã bị cạo trọc, khoét sâu, trở thành “điểm đen” về ô nhiễm môi trường. Rất nhiều dự án trong quá trình hoạt động sản xuất như ximăng, bột giấy, dệt nhuộm, hóa chất, khai thác khoáng sản, chăn nuôi, xử lý rác thải,… đã “phá hủy” môi trường sống; thậm chí không ít dự án còn để xảy ra những sự cố môi trường đặc biệt nghiêm trọng.

Trong khi đó, về phía cơ quan quản lý, công tác kiểm tra việc chấp hành, thực hiện các cam kết theo ĐTM của doanh nghiệp thường được thực hiện bằng “niềm tin,” mang tính hình thức, thông qua những chuyến “thanh tra đột xuất nhưng thông báo trước” cũng như “thẩm tra kết quả thực hiện trên giấy.” Đây là “lỗ hổng” rất lớn trong khâu quản lý, khiến nhiều nơi đơn thư “vượt cấp” cứ thế… kéo dài.

Để làm rõ hơn những góc tối trên, mời bạn đọc cùng phóng viên VietnamPlus đi vào thực tế tìm hiểu, từ đó rộng đường dư luận vì sao đằng sau những bức tranh huy hoàng, lại chính là những gam màu tăm tối hằn sâu bởi ô nhiễm, hủy hoại môi trường sống. Đó cũng là nơi in dấu biết bao lá đơn, bức tâm thư cầu cứu đã được gửi tới các nhà quản lý - họ đã cầm trên tay, có thể đã đọc, nhưng rồi vì lý do nào đó lại… “lãng quên”?!

ghep-lts-1-.png

Bài 1: “Góc tối tàn khốc” ẩn sau hàng loạt đại công xưởng dọc dài đất nước
Bài 2: Quản lý dự án bằng "niềm tin": Doanh nghiệp “bỏ quên” môi trường, dân khốn đốn
Bài 3: “Lỗ hổng” thanh tra đột xuất giúp ô nhiễm “chui lọt” chủ trương
Bài 4: Từ hệ lụy làm trước, chữa sau: Không để mãi cảnh “quýt làm, cam chịu”
Bài 5: “Mệnh lệnh” cuộc sống: Đã đến lúc cần “cuộc cách mạng xanh”

Thực hiện: Nhóm phóng viên Vietnam+


(0) Bình luận
© Bản quyền thuộc về VietnamPlus, TTXVN.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển trước, chạy chữa sau: Hiểm họa “phá môi trường lấy kinh tế”