Ngày 9/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên án phạt tù chung thân đối với bị cáo Lý Thị Trúc Quỳnh (sinh năm 1978), nguyên Trưởng phòng khu vực số 9, Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh tại Hà Nội, về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Sau hơn 4 năm khởi tố vụ án và nhiều lần trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung, cuối cùng vụ án cũng được đưa ra phán quyết xét xử.
Tháng 12/2005, lợi dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) chuẩn bị phát hành trái phiếu tăng vốn điều lệ, Lý Thị Trúc Quỳnh (Lý Quỳnh) đã trao đổi với Lê Thị Trúc Quỳnh (Lê Quỳnh) là cán bộ Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện Hà Nội - về việc có nguồn mua 4 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu VCB với giá chỉ bằng 80% mệnh giá thị trường.
Thấy “ngon ăn”, Lê Quỳnh cùng đồng nghiệp là Nguyễn Anh Dũng rủ một số người khác mua số trái phiếu này. Sau đó chuyển cho Lý Quỳnh hơn 9,3 tỷ đồng để mua trái phiếu VCB. Tuy nhiên, Lý Quỳnh chỉ giao được 1,3 tỷ đồng trái phiếu VCB và chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng còn lại.
Với cùng thủ đoạn này, Lý Quỳnh đã lừa đảo mua bán cổ phiếu của Ngân hàng Phương Nam, lừa bán cổ phiếu của Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội. Ngoài ra, Lý Quỳnh còn lừa đảo chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng của chị Đinh Thị Hồng Thúy (Tuyên Quang) xuất phát từ việc Lý Quỳnh bịa ra việc mình có lô hàng thẻ điện thoại với chiết khấu cao.
Theo cáo trạng, hiện Lý Quỳnh còn chiếm đoạt tổng cộng 16,4 tỷ đồng của các bị hại.
Xét hành vi của Nguyễn Đỗ Lăng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên Hội đồng sẽ xem xét có thể kiến nghị Cơ quan điều tra làm rõ hành vi này của Nguyễn Đỗ Lăng - người có liên quan trong việc bán cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam (PNB) cho Lý Quỳnh.
Hội đồng xét xử cho rằng, tuy không không có cổ phiếu PNB (cổ phiếu không mang tên anh Lăng) nhưng anh Lăng vẫn ký hợp đồng bán cổ phiếu PNB cho Lý Quỳnh với trị giá hơn 28 tỷ đồng.
Khi Lý Quỳnh không thực hiện đúng cam kết, anh Lăng đã giữ lại hơn 2 tỷ đồng của Lý Quỳnh là không đúng quy định. Đây là số tiền Lý Quỳnh lừa đảo mà có nhưng anh Lăng cũng không chuyển trả cho Lý Quỳnh để khắc phục hậu quả./.
Sau hơn 4 năm khởi tố vụ án và nhiều lần trả hồ sơ để tiến hành điều tra bổ sung, cuối cùng vụ án cũng được đưa ra phán quyết xét xử.
Tháng 12/2005, lợi dụng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) chuẩn bị phát hành trái phiếu tăng vốn điều lệ, Lý Thị Trúc Quỳnh (Lý Quỳnh) đã trao đổi với Lê Thị Trúc Quỳnh (Lê Quỳnh) là cán bộ Công ty cổ phần chuyển phát nhanh Bưu điện Hà Nội - về việc có nguồn mua 4 tỷ đồng mệnh giá trái phiếu VCB với giá chỉ bằng 80% mệnh giá thị trường.
Thấy “ngon ăn”, Lê Quỳnh cùng đồng nghiệp là Nguyễn Anh Dũng rủ một số người khác mua số trái phiếu này. Sau đó chuyển cho Lý Quỳnh hơn 9,3 tỷ đồng để mua trái phiếu VCB. Tuy nhiên, Lý Quỳnh chỉ giao được 1,3 tỷ đồng trái phiếu VCB và chiếm đoạt hơn 8 tỷ đồng còn lại.
Với cùng thủ đoạn này, Lý Quỳnh đã lừa đảo mua bán cổ phiếu của Ngân hàng Phương Nam, lừa bán cổ phiếu của Ngân hàng Phát triển nhà Hà Nội. Ngoài ra, Lý Quỳnh còn lừa đảo chiếm đoạt 1,2 tỷ đồng của chị Đinh Thị Hồng Thúy (Tuyên Quang) xuất phát từ việc Lý Quỳnh bịa ra việc mình có lô hàng thẻ điện thoại với chiết khấu cao.
Theo cáo trạng, hiện Lý Quỳnh còn chiếm đoạt tổng cộng 16,4 tỷ đồng của các bị hại.
Xét hành vi của Nguyễn Đỗ Lăng có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên Hội đồng sẽ xem xét có thể kiến nghị Cơ quan điều tra làm rõ hành vi này của Nguyễn Đỗ Lăng - người có liên quan trong việc bán cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam (PNB) cho Lý Quỳnh.
Hội đồng xét xử cho rằng, tuy không không có cổ phiếu PNB (cổ phiếu không mang tên anh Lăng) nhưng anh Lăng vẫn ký hợp đồng bán cổ phiếu PNB cho Lý Quỳnh với trị giá hơn 28 tỷ đồng.
Khi Lý Quỳnh không thực hiện đúng cam kết, anh Lăng đã giữ lại hơn 2 tỷ đồng của Lý Quỳnh là không đúng quy định. Đây là số tiền Lý Quỳnh lừa đảo mà có nhưng anh Lăng cũng không chuyển trả cho Lý Quỳnh để khắc phục hậu quả./.
Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)