Thừa cân, béo phì trong cuộc sống đầy đủ và hiện đại ngày nay đang gia tăng tại các thành phố lớn ở cả người lớn và trẻ em.
Người bị bệnh béo phì không chỉ có một thân hình quá khổ mà còn tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý bên trong cơ thể.
Nhiều người mắc bệnh béo phì
Kết quả sơ bộ một cuộc điều tra về tình hình thừa cân, béo phì ở Việt Nam do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây cho thấy, Việt Nam có 16,8% người từ 25-64 tuổi thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ béo phì, thừa cân ở Việt Nam gia tăng theo tuổi, 2/3 số người thừa cân, béo phì từ 45 tuổi trở lên, 1/3 còn lại từ 25-45 tuổi.
Tình trạng thừa cân và béo phì đang diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở thành thị, với số lượng người thừa cân, béo phì cao gấp ba lần ở nông thôn.
Những người béo phì độ 1 có chỉ số BMI từ 25 trở lên. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao.
Người bị bệnh béo phì thường có một số bệnh đi kèm theo như cao huyết áp, bệnh về đau khớp, hô hấp, đái tháo đường, sỏi mật… Đó là những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng.
Người béo phì thường có tâm lý tự ti, mặc cảm với ngoại hình và có thể khiến sức khỏe giảm sút do nhiều bệnh lý mang lại. Bởi vậy họ luôn tìm kiếm một giải pháp giảm cân hiệu quả, an toàn để có sức khỏe tốt và lấy lại vóc dáng, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Phẫu thuật – Thêm một lựa chọn
Ông Trần Bình Giang, Trưởng khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, những bệnh nhân bị bệnh béo phì có nhiều phương pháp điều trị và một trong những phương pháp cho đến nay được chứng minh trên toàn thế giới có hiệu quả nhất, đó là phẫu thuật để chữa bệnh béo phì.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì, phổ biến nhất là phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi và phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng nội soi.
Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện phương pháp phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi từ năm 2007. Việc đặt đai nhằm mục đích giảm lượng ăn vào của người béo phì, thông qua đó giảm trọng lượng cơ thể bệnh nhân.
Đến nay, đã có có trên 70 người béo phì có trọng lượng trung bình 103kg, đặc biệt có người nặng nhất là 162 kg, được phẫu thuật đặt đai thành công. Kết quả, sau hai năm bệnh nhân đã giảm được trọng đáng kể. Tuy nhiên, có hai trường hợp bệnh nhân phải tháo đai vì không thuận lợi trong đời sống.
Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi đơn giản, ít tai biến, kích thước của đai có thể điều chỉnh giãn nở. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải tuân thủ một chế độ ăn uống hết sức khắt khe, kham khổ.
Theo ông Giang, điểm bất tiện của kỹ thuật đặt đai giảm béo là hay gây nôn cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân ăn nhanh, uống nhanh. Sau khi đặt đai dạ dày, bệnh nhân chỉ có thể ăn từng chút nên với nam giới rất khó khăn. Chính vì vậy, bệnh viện vừa đưa thêm kỹ thuật nội soi dạ dày ống đứng, để người bị bệnh béo phì có thêm lựa chọn phương pháp điều trị.
Bệnh nhân Nguyễn Văn T., cao 1m73, cân nặng 115 kg ở Hà Nội vừa được thực hiện phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày ống đứng điều trị giảm béo cho bệnh nhân béo phì. Ca phẫu thuật được hiện vào tháng 5/2011 và sau 5 ngày phẫu thuật tạo hình dạ dày bệnh nhân đã được xuất viện.
Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng sẽ bị cắt một phần khá lớn dạ dày. Bởi vậy, sau khi phẫu thuật người bị bệnh béo phì sẽ ăn ít, hấp thụ ít và tình trạng thừa cân sẽ giảm xuống.
Bác sỹ Giang khẳng định, hai phương pháp trên không phải là phẫu thuật giảm béo thẩm mỹ mà chủ yếu là phẫu thuật chữa bệnh. Do vậy, tiêu chuẩn để được áp dụng thắt đai là những bệnh nhân bị béo phì có chỉ số BMI trên 35 (với người châu Á) không thể giảm cân được bằng các biện pháp khác hoặc bệnh béo phì đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, những người béo phì có chỉ số BMI từ 27,5 trở lên nhưng mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, thoái hóa khớp... cũng có thể được chỉ định. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với trẻ em dưới 18 tuổi - trừ những trường hợp quá đặc biệt.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, thống kê của các tác giả ở châu Á và trên thế giới thì của hai phương pháp trên phù hợp với bệnh lý béo phì của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung. Hai phương pháp này cho kết quả về mặt điều trị lâu dài cũng như các hiệu quả khác khá tốt./.
Người bị bệnh béo phì không chỉ có một thân hình quá khổ mà còn tiềm ẩn rất nhiều bệnh lý bên trong cơ thể.
Nhiều người mắc bệnh béo phì
Kết quả sơ bộ một cuộc điều tra về tình hình thừa cân, béo phì ở Việt Nam do Viện dinh dưỡng thực hiện gần đây cho thấy, Việt Nam có 16,8% người từ 25-64 tuổi thừa cân, béo phì theo tiêu chuẩn châu Á.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ béo phì, thừa cân ở Việt Nam gia tăng theo tuổi, 2/3 số người thừa cân, béo phì từ 45 tuổi trở lên, 1/3 còn lại từ 25-45 tuổi.
Tình trạng thừa cân và béo phì đang diễn ra đặc biệt nghiêm trọng ở thành thị, với số lượng người thừa cân, béo phì cao gấp ba lần ở nông thôn.
Những người béo phì độ 1 có chỉ số BMI từ 25 trở lên. Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cách lấy cân nặng chia cho chiều cao.
Người bị bệnh béo phì thường có một số bệnh đi kèm theo như cao huyết áp, bệnh về đau khớp, hô hấp, đái tháo đường, sỏi mật… Đó là những dấu hiệu cảnh báo về các bệnh mãn tính không lây tại cộng đồng.
Người béo phì thường có tâm lý tự ti, mặc cảm với ngoại hình và có thể khiến sức khỏe giảm sút do nhiều bệnh lý mang lại. Bởi vậy họ luôn tìm kiếm một giải pháp giảm cân hiệu quả, an toàn để có sức khỏe tốt và lấy lại vóc dáng, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Phẫu thuật – Thêm một lựa chọn
Ông Trần Bình Giang, Trưởng khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa, Phó giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, những bệnh nhân bị bệnh béo phì có nhiều phương pháp điều trị và một trong những phương pháp cho đến nay được chứng minh trên toàn thế giới có hiệu quả nhất, đó là phẫu thuật để chữa bệnh béo phì.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị béo phì, phổ biến nhất là phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi và phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng nội soi.
Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện phương pháp phẫu thuật đặt vòng thắt dạ dày qua nội soi từ năm 2007. Việc đặt đai nhằm mục đích giảm lượng ăn vào của người béo phì, thông qua đó giảm trọng lượng cơ thể bệnh nhân.
Đến nay, đã có có trên 70 người béo phì có trọng lượng trung bình 103kg, đặc biệt có người nặng nhất là 162 kg, được phẫu thuật đặt đai thành công. Kết quả, sau hai năm bệnh nhân đã giảm được trọng đáng kể. Tuy nhiên, có hai trường hợp bệnh nhân phải tháo đai vì không thuận lợi trong đời sống.
Đây là phương pháp phẫu thuật nội soi đơn giản, ít tai biến, kích thước của đai có thể điều chỉnh giãn nở. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải tuân thủ một chế độ ăn uống hết sức khắt khe, kham khổ.
Theo ông Giang, điểm bất tiện của kỹ thuật đặt đai giảm béo là hay gây nôn cho bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân ăn nhanh, uống nhanh. Sau khi đặt đai dạ dày, bệnh nhân chỉ có thể ăn từng chút nên với nam giới rất khó khăn. Chính vì vậy, bệnh viện vừa đưa thêm kỹ thuật nội soi dạ dày ống đứng, để người bị bệnh béo phì có thêm lựa chọn phương pháp điều trị.
Bệnh nhân Nguyễn Văn T., cao 1m73, cân nặng 115 kg ở Hà Nội vừa được thực hiện phẫu thuật nội soi tạo hình dạ dày ống đứng điều trị giảm béo cho bệnh nhân béo phì. Ca phẫu thuật được hiện vào tháng 5/2011 và sau 5 ngày phẫu thuật tạo hình dạ dày bệnh nhân đã được xuất viện.
Bệnh nhân thực hiện phẫu thuật tạo hình dạ dày ống đứng sẽ bị cắt một phần khá lớn dạ dày. Bởi vậy, sau khi phẫu thuật người bị bệnh béo phì sẽ ăn ít, hấp thụ ít và tình trạng thừa cân sẽ giảm xuống.
Bác sỹ Giang khẳng định, hai phương pháp trên không phải là phẫu thuật giảm béo thẩm mỹ mà chủ yếu là phẫu thuật chữa bệnh. Do vậy, tiêu chuẩn để được áp dụng thắt đai là những bệnh nhân bị béo phì có chỉ số BMI trên 35 (với người châu Á) không thể giảm cân được bằng các biện pháp khác hoặc bệnh béo phì đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, những người béo phì có chỉ số BMI từ 27,5 trở lên nhưng mắc các bệnh như đái tháo đường, tim mạch, thoái hóa khớp... cũng có thể được chỉ định. Tuy nhiên, phương pháp này không áp dụng với trẻ em dưới 18 tuổi - trừ những trường hợp quá đặc biệt.
Theo thông tin từ Bệnh viện Việt Đức, thống kê của các tác giả ở châu Á và trên thế giới thì của hai phương pháp trên phù hợp với bệnh lý béo phì của người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung. Hai phương pháp này cho kết quả về mặt điều trị lâu dài cũng như các hiệu quả khác khá tốt./.
Thùy Giang (Vietnam+)