Ngày 7/12, các ứng cử viên Cộng hòa tranh chiếc vé đề cử của đảng này ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2012 đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách của chính quyền Tổng thống Barack Obama đối với Israel và Iran.
Theo họ, chính sách của Tổng thống đảng Dân chủ đã làm suy yếu an ninh của nước Mỹ, cản trở những nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông và quá "nuông chiều" Iran.
Phát biểu trước hàng trăm nhà hoạt động người Do Thái ủng hộ đảng Cộng hòa, các ứng cử viên tiềm tàng của đảng này kêu gọi "thay đổi chế độ" ở Iran và Syria, đồng thời cáo buộc Tổng thống Obama đã gây sức ép quá mức với Israel trong việc yêu cầu nước này trở lại bàn thương lượng với người Palestine. Phe Cộng hòa cho rằng Tổng thống đã đặt Nhà nước Do Thái vào tình thế an ninh bị đe dọa.
Ứng cử viên sáng giá của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, nhấn mạnh việc gia tăng sức ép (đối với Israel) cần phải chấm dứt. Ngoài ra, ứng cử viên đang dẫn đầu danh sách có khả năng đánh bại Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử năm 2012 cũng kêu gọi "thay đổi chế độ" ở Iran và phế truất Tổng thống Syria Bachar al-Assad.
Ông ủng hộ chuyển sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv về Jerusalem và tuyên bố lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thúc giục Israel trở lại bàn đàm phán với Palextin là "thái quá."
Cùng quan điểm với ông Ginrích, cựu Thống đốc bang Massachusetts, ông Mitt Romney, cho rằng việc thay đổi chế độ ở Iran là cần thiết trong tương lai gần và kêu gọi tiến hành những chiến dịch công khai hoặc bí mật để hỗ trợ phe đối lập ở Tehran. Ông Romney cũng chỉ trích chính sách của chính quyền đảng Dân chủ đã gây trở ngại vô cùng lớn cho tiến trình hòa bình Trung Đông.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman tuyên bố sẽ đặt dấu chấm hết cho chính sách mơ hồ của Mỹ đối với đồng minh Israel. Về phần mình, Thống đốc bang Texas Rick Perry lưu ý về những tổn thất mà nước Mỹ phải gánh chịu và tuyên bố nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ xem xét lại chiến lược viện trợ cho Israel dưới mọi khía cạnh và sẽ tăng cường hỗ trợ về mặt quân sự và kinh tế cho Nhà nước Do Thái.
Những lời chỉ trích của phe Cộng hòa nhằm vào chính sách của Tổng thống Obama đối với khu vực Trung Đông được cho là một chiến thuật tranh cử, với hy vọng thu hút được lá phiếu của các cử tri bảo thủ cũng như thuyết phục các cử tri gốc Do Thái không bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 đã có tới 78% số cử tri Do Thái đã bỏ phiếu cho ông Obama./.
Theo họ, chính sách của Tổng thống đảng Dân chủ đã làm suy yếu an ninh của nước Mỹ, cản trở những nỗ lực thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông và quá "nuông chiều" Iran.
Phát biểu trước hàng trăm nhà hoạt động người Do Thái ủng hộ đảng Cộng hòa, các ứng cử viên tiềm tàng của đảng này kêu gọi "thay đổi chế độ" ở Iran và Syria, đồng thời cáo buộc Tổng thống Obama đã gây sức ép quá mức với Israel trong việc yêu cầu nước này trở lại bàn thương lượng với người Palestine. Phe Cộng hòa cho rằng Tổng thống đã đặt Nhà nước Do Thái vào tình thế an ninh bị đe dọa.
Ứng cử viên sáng giá của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2012, cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich, nhấn mạnh việc gia tăng sức ép (đối với Israel) cần phải chấm dứt. Ngoài ra, ứng cử viên đang dẫn đầu danh sách có khả năng đánh bại Tổng thống Obama trong cuộc bầu cử năm 2012 cũng kêu gọi "thay đổi chế độ" ở Iran và phế truất Tổng thống Syria Bachar al-Assad.
Ông ủng hộ chuyển sứ quán Mỹ tại Israel từ Tel Aviv về Jerusalem và tuyên bố lời kêu gọi của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thúc giục Israel trở lại bàn đàm phán với Palextin là "thái quá."
Cùng quan điểm với ông Ginrích, cựu Thống đốc bang Massachusetts, ông Mitt Romney, cho rằng việc thay đổi chế độ ở Iran là cần thiết trong tương lai gần và kêu gọi tiến hành những chiến dịch công khai hoặc bí mật để hỗ trợ phe đối lập ở Tehran. Ông Romney cũng chỉ trích chính sách của chính quyền đảng Dân chủ đã gây trở ngại vô cùng lớn cho tiến trình hòa bình Trung Đông.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman tuyên bố sẽ đặt dấu chấm hết cho chính sách mơ hồ của Mỹ đối với đồng minh Israel. Về phần mình, Thống đốc bang Texas Rick Perry lưu ý về những tổn thất mà nước Mỹ phải gánh chịu và tuyên bố nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ xem xét lại chiến lược viện trợ cho Israel dưới mọi khía cạnh và sẽ tăng cường hỗ trợ về mặt quân sự và kinh tế cho Nhà nước Do Thái.
Những lời chỉ trích của phe Cộng hòa nhằm vào chính sách của Tổng thống Obama đối với khu vực Trung Đông được cho là một chiến thuật tranh cử, với hy vọng thu hút được lá phiếu của các cử tri bảo thủ cũng như thuyết phục các cử tri gốc Do Thái không bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 đã có tới 78% số cử tri Do Thái đã bỏ phiếu cho ông Obama./.
(TTXVN/Vietnam+)