Ngày 12/11, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm năm (2011-2015) của tỉnh Thanh Hóa.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa là hơn 1,1 triệu ha, trong đó 138.700ha là đất trồng lúa (chiếm 16,06% diện tích đất nông nghiệp); diện tích đất trồng cây lâu năm là 39.494 ha (chiếm 4,57%), đất rừng sản xuất là 361.753ha (chiếm 41,89%).
Đối với đất phi nông nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2020 có 182.661ha (chiếm 16,41% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đất phi nông nghiệp là đất phát triển hạ tầng với 34,65%, tương đương 63.300ha; đất khu công nghiệp 5.104ha (chiếm 2,79%).
Giai đoạn từ năm 2011-2020, Thanh Hóa sẽ chuyển mục đích sử dụng 18.813ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ vào Nghị quyết, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, xác định và công bố công khai đất lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; thực hiện quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Tỉnh cũng đồng thời chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội; ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng (tái định cư tại chỗ) theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê.
Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong đó có nông-lâm trường, đơn vị an ninh, quốc phòng; di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm các đô thị. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường đối với khu, cụm công nghiệp, khu đô thị hiện có, khu đô thị mới ngay từ khâu lập quy hoạch.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhất là khu vực chuyển mục đích sử dụng để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng trái mục đích.
Định kỳ hằng năm, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa có báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa là hơn 1,1 triệu ha, trong đó 138.700ha là đất trồng lúa (chiếm 16,06% diện tích đất nông nghiệp); diện tích đất trồng cây lâu năm là 39.494 ha (chiếm 4,57%), đất rừng sản xuất là 361.753ha (chiếm 41,89%).
Đối với đất phi nông nghiệp, theo quy hoạch đến năm 2020 có 182.661ha (chiếm 16,41% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh). Chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong đất phi nông nghiệp là đất phát triển hạ tầng với 34,65%, tương đương 63.300ha; đất khu công nghiệp 5.104ha (chiếm 2,79%).
Giai đoạn từ năm 2011-2020, Thanh Hóa sẽ chuyển mục đích sử dụng 18.813ha đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa căn cứ vào Nghị quyết, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong tỉnh có sử dụng đất cho thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đã được Chính phủ phê duyệt.
Bên cạnh đó, xác định và công bố công khai đất lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng cần bảo vệ nghiêm ngặt; thực hiện quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo đúng quy định tại Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Tỉnh cũng đồng thời chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội; ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng (tái định cư tại chỗ) theo quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất. Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê.
Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trong đó có nông-lâm trường, đơn vị an ninh, quốc phòng; di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực trung tâm các đô thị. Kiểm soát chặt chẽ việc bảo vệ môi trường đối với khu, cụm công nghiệp, khu đô thị hiện có, khu đô thị mới ngay từ khâu lập quy hoạch.
Chính phủ yêu cầu Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai theo quy hoạch nhất là khu vực chuyển mục đích sử dụng để tập trung cho phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển dịch vụ, đô thị để tăng nguồn thu cho ngân sách; ngăn chặn kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết không giải quyết giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xử lý các trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng trái mục đích.
Định kỳ hằng năm, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa có báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với Bộ Tài nguyên và Môi trường./.
(TTXVN)