Theo các công ty cung ứng lao động, để thuê được một giúp việc gia đình hiện nay tại Malaysia, mỗi chủ lao động phải chi tới 8.000 ringgit (2.667 USD) phí dịch vụ ban đầu, đó là chưa kể lương hàng tháng phải trả cho lao động.
Phản ứng trước thông báo Malaysia sẽ ký Giác thư ghi nhớ (MOU) về tuyển dụng lao động giúp việc gia đình người Indonesia vào cuối tháng Năm tới, nhiều nhà hoạt động nghiệp đoàn đã lên tiếng đòi chính phủ nước này phải xem xét việc cho phép tuyển dụng lao động giúp việc gia đình từ nhiều nước khác nhau do chi phi thuê đối tượng lao động này đang ngày càng đắt.
Chủ tịch Hiệp hội thương gia những người Mãlai gốc Ấn P. Sivakumar đề nghị chính phủ phải cho phép thuê giúp việc gia đình đến từ các nước Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar và Sri Lanka.
Ông nói: "Chúng tôi không thể chỉ phụ thuộc vào các nước như Indonesia và Campuchia vì hiện nay mức phí dịch vụ thuê được một giúp việc nhà là quá cao."
Ông Sivakumar bày tỏ lo ngại rằng do chi phí sinh hoạt tại Malaysia ngày càng đắt đỏ nên các cặp vợ chồng phải nỗ lực làm việc, do vậy giúp việc gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con cái họ.
Nếu như phải mất quá nhiều tiền để thuê một giúp việc gia đình, nhiều phụ nữ sẽ phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái, như vậy Malaysia sẽ mất đi những người có năng lực có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo ông Sivakumar, các vấn đề ngôn ngữ hay văn hóa đối với các giúp việc gia đình đến từ các nước châu Á khác có thể khắc phục được bằng cách các chủ lao động trực tiếp huấn luyện họ thông qua công việc hàng ngày.
Malaysia nên học hỏi Singapore khi nước này không bao giờ bị khủng hoảng thiếu giúp việc gia đình vì họ không chỉ phụ thuộc vào một vài nước.
Mới đây, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Malaysia S. Subramanian cho biết, nước ông sẽ ký MOU về tuyển dụng giúp việc gia đình người Indonesia vào cuối tháng Năm tới.
Một trong những điểm mới của MOU này quy định tất cả các chủ lao động phải trả lương cho giúp việc gia đình qua tài khoản ngân hàng chứ không trả bằng tiền mặt như hiện nay để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp ngăn chặn giúp việc gia đình bỏ trốn.
Mỗi năm, Malaysia cần tới 50.000 giúp việc gia đình, nhưng kể từ khi Indonesia áp đặt lệnh cấm đưa lao động giúp việc của họ sang Malaysia làm việc hồi tháng 6/2009, chỉ có khoảng từ 20.000-30.000 người được tuyển dụng từ Campuchia, Philippines và Sri Lanka./.
Phản ứng trước thông báo Malaysia sẽ ký Giác thư ghi nhớ (MOU) về tuyển dụng lao động giúp việc gia đình người Indonesia vào cuối tháng Năm tới, nhiều nhà hoạt động nghiệp đoàn đã lên tiếng đòi chính phủ nước này phải xem xét việc cho phép tuyển dụng lao động giúp việc gia đình từ nhiều nước khác nhau do chi phi thuê đối tượng lao động này đang ngày càng đắt.
Chủ tịch Hiệp hội thương gia những người Mãlai gốc Ấn P. Sivakumar đề nghị chính phủ phải cho phép thuê giúp việc gia đình đến từ các nước Việt Nam, Ấn Độ, Myanmar và Sri Lanka.
Ông nói: "Chúng tôi không thể chỉ phụ thuộc vào các nước như Indonesia và Campuchia vì hiện nay mức phí dịch vụ thuê được một giúp việc nhà là quá cao."
Ông Sivakumar bày tỏ lo ngại rằng do chi phí sinh hoạt tại Malaysia ngày càng đắt đỏ nên các cặp vợ chồng phải nỗ lực làm việc, do vậy giúp việc gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con cái họ.
Nếu như phải mất quá nhiều tiền để thuê một giúp việc gia đình, nhiều phụ nữ sẽ phải nghỉ việc để ở nhà chăm sóc con cái, như vậy Malaysia sẽ mất đi những người có năng lực có thể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Theo ông Sivakumar, các vấn đề ngôn ngữ hay văn hóa đối với các giúp việc gia đình đến từ các nước châu Á khác có thể khắc phục được bằng cách các chủ lao động trực tiếp huấn luyện họ thông qua công việc hàng ngày.
Malaysia nên học hỏi Singapore khi nước này không bao giờ bị khủng hoảng thiếu giúp việc gia đình vì họ không chỉ phụ thuộc vào một vài nước.
Mới đây, Bộ trưởng Nguồn nhân lực Malaysia S. Subramanian cho biết, nước ông sẽ ký MOU về tuyển dụng giúp việc gia đình người Indonesia vào cuối tháng Năm tới.
Một trong những điểm mới của MOU này quy định tất cả các chủ lao động phải trả lương cho giúp việc gia đình qua tài khoản ngân hàng chứ không trả bằng tiền mặt như hiện nay để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp ngăn chặn giúp việc gia đình bỏ trốn.
Mỗi năm, Malaysia cần tới 50.000 giúp việc gia đình, nhưng kể từ khi Indonesia áp đặt lệnh cấm đưa lao động giúp việc của họ sang Malaysia làm việc hồi tháng 6/2009, chỉ có khoảng từ 20.000-30.000 người được tuyển dụng từ Campuchia, Philippines và Sri Lanka./.
Thanh Thủy/Kuala Lumpur (Vietnam+)