Phố cổ Hà Nội - can thiệp hay để tự nhiên?

Cố vấn Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Rodrigue Norman, người Canada, nêu câu hỏi "Phố cổ Hà Nội - Nên can thiệp hay để phát triển tự nhiên" tại phiên họp toàn thể ngày 7/4, trong khuôn khổ Hội thảo chuyên đề lần thứ 12 về “Cảnh quan của các đô thị lịch sử” của Diễn đàn UNESCO - Trường Đại học và Di sản đang diễn ra tại Khách sạn Daewoo (Hà Nội).

Cố vấn Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Rodrigue Norman, người Canada, nêu câu hỏi "Phố cổ Hà Nội - Nên can thiệp hay để phát triển tự nhiên" tại phiên họp toàn thể ngày 7/4, trong khuôn khổ Hội thảo chuyên đề lần thứ 12 về “Cảnh quan của các đô thị lịch sử” của Diễn đàn UNESCO - Trường Đại học và Di sản đang diễn ra tại Khách sạn Daewoo (Hà Nội).

Để minh hoạ cho phát biểu của mình, ông Rodrigue Norman giới thiệu những bức ảnh vừa chụp cách đây khoảng một tuần, phản ánh hiện thực về Phố cổ Hà Nội như nhà chật chội, không chỗ để xe, không cây xanh, không ít nơi đang bị chiếm dụng không gian do những băng rôn tuyên truyền, quảng cáo, dây điện căng trên các tuyến phố.

Ông cho rằng sự lộn xộn đang xâm chiếm khu Phố cổ và Phố cổ đang tìm kiếm sự phát triển. Mặc dù có những ý kiến nên để Phố cổ phát triển như nó vốn có để không ảnh hưởng đến “linh hồn” của nó, nhưng quan điểm của ông là vẫn nên can thiệp vào sự phát triển của Phố cổ Hà Nội.

Việc cần làm hiện nay là phải có định hướng xây dựng quy hoạch tổng thể khu Phố cổ, với tầm nhìn rộng cho tương lai. Các cơ quan quản lý của Việt Nam khi thực hiện việc quy hoạch cần tham khảo ý kiến người dân, linh hoạt và mềm dẻo trong vận động, để tìm ra sự thống nhất, ông Rodrigue Norman chia sẻ.

Hiện nay, không thể tránh khỏi những thay đổi trong khu phố này, vì thế khuyến khích những thay đổi cần thiết và ngăn chặn những thay đổi mang tính phá vỡ. Bên cạnh đó, để Phố cổ Hà Nội có một không gian mới hài hòa, cần đưa các dự án xây dựng ra bên ngoài và đưa thêm các công trình cây xanh, thảm cỏ vào trong khu vực Phố cổ.

Ủng hộ quan điểm trên, có ý kiến đề xuất khi xem xét vấn đề bảo tồn Phố cổ Hà Nội, không nên chỉ chú trọng đến chi tiết từng ngôi nhà cổ mà nên đặt trong bối cảnh tổng thể. Để bảo tồn di sản Phố cổ, phải xây dựng cả thành phố trở thành một trung tâm văn hoá, chứ không riêng gì khu phố này.

Ý kiến của chuyên gia đến từ Đại học New Orland cho rằng với Phố cổ Hà Nội, nên có cách tiếp cận linh hoạt, hướng tới các giá trị phi vật thể hơn là tập trung vào từng ngôi nhà cụ thể.

Còn Tiến sĩ Đỗ Minh Huyền, Việt Nam cho rằng việc bảo tồn nguyên vẹn giá trị khu Phố cổ Hà Nội luôn đặt ra thách thức với những dự án phát triển của thành phố. Qua phân tích mối quan hệ giữa bảo tồn, phát triển và tác động từ yếu tố môi trường, bà Huyền đã đề xuất một số giải pháp, trong đó có chính sách tài chính hỗ trợ những người dân có thu nhập thấp trong việc đầu tư sửa chữa nhà cửa, bảo tồn, giá trị di sản Phố cổ; tuyên truyền vận động khách du lịch tham gia công tác bảo tồn, có thể thu phí tham quan.

Cùng với chủ đề Phố cổ, các đại biểu quốc tế và Việt Nam còn chia sẻ các quan điểm về bền vững văn hoá trong quản lý đô thị; bảo tồn, giữ gìn cảnh quan làng nghề dệt lụa Vạn Phúc-Hà Đông; di sản kiến trúc thuộc địa tại Hà Nội-Nhìn từ quá khứ và hiện tại;.

Sự tái thiết các giá trị tinh thần và hồ sơ về khu cảnh quan đô thị nằm giữa chùa Thiên Mụ và miếu Văn Thánh (Huế); các xu hướng đồng nhất, kiến tạo kiến trúc và đô thị theo quan điểm của Angkor, cũng được các đại biểu nêu ra tại hội thảo./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục