Cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, khu vực Văn Miếu lại xuất hiện các "ông đồ" với "mực tàu và giấy đỏ," tái hiện lại thú chơi tao nhã của người Hà Nội, đó là tục xin chữ ngày Xuân.
Năm nay, "phố ông đồ” Văn Miếu được tổ chức từ ngày 13/1/2012 (20-12 âm lịch) và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng với có sự góp mặt của 50 "ông đồ" đến từ Câu lạc bộ thư pháp của UNESCO và Câu lạc bộ thư pháp Hương Nam.
“Phố ông đồ” là nơi các nhà thư pháp giao lưu trực tiếp với đông đảo quần chúng, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô cũng như khách du lịch, làm sống lại nét đẹp vốn có từ ngàn đời tại Thủ đô ngàn năm văn hiến, thể hiện sâu sắc tư tưởng trọng trí thức của người dân Việt Nam, đồng thời cũng là bản sắc của người dân Thủ đô...
Thời xưa ở Việt Nam, vào mỗi dịp Xuân về, người dân thường đến nhà những thầy đồ, những người hay chữ để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là để trang trí vừa là món ăn tinh thần.
Thầy đồ cho chữ bằng cách viết một hoặc nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang ý nghĩa chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được ví như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư pháp.
Dân tộc Việt Nam vốn hiếu học, phong tục xin chữ của thầy đồ về treo lên nơi trang trọng nhất trong nhà không thể thiếu trong mỗi dịp đón Năm mới.
Nghệ thuật thư pháp ngày nay không chỉ đóng khung trong “mực tàu, giấy đỏ” mà còn được thể hiện trên các nguyên liệu khác như gỗ, đá, trúc, tre, lụa, gấm. "Ông đồ" cũng không phải cứ “áo the, khăn xếp,” râu tóc bạc phơ. Quá nửa phố “ông đồ” ngày nay là các sinh viên khoa Hán-Nôm hay các trường nghệ thuật.
Người xin chữ ngày nay cũng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi ngành nghề. Người trung niên thường xin chữ “Tâm,” chữ “Đức,” nam thanh, nữ tú hay xin chữ “Yêu,” chữ “Hiếu,” chữ “Trung,” nhiều người khác thích các chữ “Cha,” chữ “Mẹ”…
Học sinh, sinh viên xin chữ “Đăng khoa.” Các bậc cha mẹ hay xin chữ “Trí tuệ," "Chí hướng” cho con em mình. Những em bé hơn thì có chữ “Minh.” Tặng bố mẹ có chữ “An khang,” chữ “Hiếu.” Mừng thọ các cụ thì không thể thiếu chữ “Thọ.”
Cũng như vậy, trong buôn bán, kinh doanh sẽ là chữ “Bảo tín hưng long," "Phát đạt doanh môn...” Mỗi chữ ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm tâm tư thầm kín, một trạng thái tinh thần, hoặc một ý niệm tự răn mình.
Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Quốc ngữ với lợi thế thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học miệt mài thả hồn theo nét bút tặng lại cho người xin chữ cái tâm, cái tài của mình.
Không phải ai biết chữ cũng có thể cho chữ. Người cho chữ phải hiểu chữ và hiểu cả người xin. Gương mặt nết người - nét chữ nết người. Lòng có thành đức mới sáng. Chữ nghĩa là tự răn, để học tập, để vươn lên chứ không phải để cầu may./.
Năm nay, "phố ông đồ” Văn Miếu được tổ chức từ ngày 13/1/2012 (20-12 âm lịch) và kết thúc vào ngày Rằm tháng Giêng với có sự góp mặt của 50 "ông đồ" đến từ Câu lạc bộ thư pháp của UNESCO và Câu lạc bộ thư pháp Hương Nam.
“Phố ông đồ” là nơi các nhà thư pháp giao lưu trực tiếp với đông đảo quần chúng, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thủ đô cũng như khách du lịch, làm sống lại nét đẹp vốn có từ ngàn đời tại Thủ đô ngàn năm văn hiến, thể hiện sâu sắc tư tưởng trọng trí thức của người dân Việt Nam, đồng thời cũng là bản sắc của người dân Thủ đô...
Thời xưa ở Việt Nam, vào mỗi dịp Xuân về, người dân thường đến nhà những thầy đồ, những người hay chữ để xin chữ về treo như một bức tranh, vừa là để trang trí vừa là món ăn tinh thần.
Thầy đồ cho chữ bằng cách viết một hoặc nhiều chữ trên một tờ giấy lớn, với nội dung mang ý nghĩa chúc tụng hay giáo dục, nét chữ thường được ví như rồng bay phượng múa. Lối viết như vậy được gọi là Thư pháp.
Dân tộc Việt Nam vốn hiếu học, phong tục xin chữ của thầy đồ về treo lên nơi trang trọng nhất trong nhà không thể thiếu trong mỗi dịp đón Năm mới.
Nghệ thuật thư pháp ngày nay không chỉ đóng khung trong “mực tàu, giấy đỏ” mà còn được thể hiện trên các nguyên liệu khác như gỗ, đá, trúc, tre, lụa, gấm. "Ông đồ" cũng không phải cứ “áo the, khăn xếp,” râu tóc bạc phơ. Quá nửa phố “ông đồ” ngày nay là các sinh viên khoa Hán-Nôm hay các trường nghệ thuật.
Người xin chữ ngày nay cũng đủ mọi lứa tuổi, tầng lớp, mọi ngành nghề. Người trung niên thường xin chữ “Tâm,” chữ “Đức,” nam thanh, nữ tú hay xin chữ “Yêu,” chữ “Hiếu,” chữ “Trung,” nhiều người khác thích các chữ “Cha,” chữ “Mẹ”…
Học sinh, sinh viên xin chữ “Đăng khoa.” Các bậc cha mẹ hay xin chữ “Trí tuệ," "Chí hướng” cho con em mình. Những em bé hơn thì có chữ “Minh.” Tặng bố mẹ có chữ “An khang,” chữ “Hiếu.” Mừng thọ các cụ thì không thể thiếu chữ “Thọ.”
Cũng như vậy, trong buôn bán, kinh doanh sẽ là chữ “Bảo tín hưng long," "Phát đạt doanh môn...” Mỗi chữ ứng với mỗi người, mỗi hoàn cảnh, mỗi công việc, mang nỗi niềm tâm tư thầm kín, một trạng thái tinh thần, hoặc một ý niệm tự răn mình.
Ngày xưa là chữ Nho, ngày nay vẫn là chữ Nho, lại có thêm cả chữ Quốc ngữ với lợi thế thông dụng, dễ đọc, dễ hiểu. Các thầy đồ Hán học và Quốc ngữ học miệt mài thả hồn theo nét bút tặng lại cho người xin chữ cái tâm, cái tài của mình.
Không phải ai biết chữ cũng có thể cho chữ. Người cho chữ phải hiểu chữ và hiểu cả người xin. Gương mặt nết người - nét chữ nết người. Lòng có thành đức mới sáng. Chữ nghĩa là tự răn, để học tập, để vươn lên chứ không phải để cầu may./.
Thúy Hằng (TTXVN/Vietnam+)