Phố Wall lặng chìm vì kết quả kinh doanh yếu kém

Một loạt báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém của những tên tuổi lớn trên Phố Wall đã chấm dứt đà tăng trên thị trường Mỹ từ phiên giữa tuần và đẩy chứng khoán Mỹ lao dốc trong hai phiên cuối tuần, xóa sạch mọi thành quả đã có trước đó, đẩy Phố Wall tiếp tục có một tuần giao dịch kém hứng khởi.

Nổi bật trong những báo cáo gây thất vọng là của các "đại gia" như Google, McDonald's, AMD, Microsoft, General Electric và một số hãng lớn khác, với doanh thu và lợi nhuận đều thấp hơn kỳ vọng mặc dù đã hạ thấp dự báo vì kinh tế toàn cầu chậm lại.
Một loạt báo cáo kết quả kinh doanh yếu kém của những tên tuổi lớn trên Phố Wall đã chấm dứt đà tăng trên thị trường Mỹ từ phiên giữa tuần và đẩy chứng khoán Mỹ lao dốc trong hai phiên cuối tuần, xóa sạch mọi thành quả đã có trước đó, đẩy Phố Wall tiếp tục có một tuần giao dịch kém hứng khởi.

Nổi bật trong những báo cáo gây thất vọng là của các "đại gia" như Google, McDonald's, AMD, Microsoft, General Electric và một số hãng lớn khác, với doanh thu và lợi nhuận đều thấp hơn kỳ vọng mặc dù đã hạ thấp dự báo vì kinh tế toàn cầu chậm lại.

Các báo cáo này đã gây lo lắng cho giới đầu tư về thực trạng và viễn cảnh của nền kinh tế lớn nhất thế giới, khiến họ bán đổ bán tháo tài sản, làm cho các chỉ số chủ lực của Phố Wall trong phiên giao dịch cuối cùng chấm dứt tuần làm việc (ngày 19/10) bị mất giá khá mạnh.

Riêng trong phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones bị mất 205,43 điểm, tương đương với 1,5%, xuống còn 13.343,51 điểm. Đây là phiên mất giá thảm hại nhất của chỉ số danh giá này trong hơn 4 tháng qua. Tuy nhiên, tính chung cả tuần, Dow Jones vẫn tăng được 0,11% lên kết tuần ở mức 13.343,51 điểm, nhờ những phiên tăng mạnh trước đó.

Tương tự, chỉ số Standard & Poor 500 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị mất tới 1,7% riêng trong phiên cuối tuần, song tính chung cả tuần, chỉ số này vẫn tăng được 0,32% lên kết tuần ở mức 1.433,19 điểm.

Riêng chỉ số công nghệ Nasdaq Composite bị giáng đòn mạnh hơn do kết quả làm ăn kém hơn mong đợi của các cánh chim đầu đàn trong lĩnh vực này như Microsoft, Google và Apples. Riêng trong "ngày thứ Sáu đen tối" 19/10, chỉ số này đã trượt dốc tới 2,2%, đưa Nasdaq cả tuần hụt mất 1,26% giá trị.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thị trường, mặc dù bị mất giá thảm hại trong ngày 19/10, nhưng kể từ đầu năm tới nay Dow Jones, Nasdaq và Standard & Poor 500 vẫn tăng với các mức tăng tương ứng là 9,2%, 15,4% và 14%. Đây là một thực tế phản ánh rõ mối lo của các nhà đầu tư về nền kinh tế Mỹ và kinh tế toàn cầu đã giảm bớt. Và mặc dù lao dốc trong phiên cuối tuần, song tuần qua, chứng khoán Phố Wall vẫn có một tuần khởi sắc hơn so với tuần trước nữa (8-12/10) - tuần giao dịch tồi tệ nhất của chứng khoán Mỹ trong 4 tháng trở lại đây.

Nhìn chung trong tuần qua, tuy các thông tin vĩ mô không có nhiều, nhưng các chỉ số kinh tế ở tầm vĩ mô của nền kinh tế lớn nhất thế giới lại khá tích cực, trong đó lạm phát vẫn ở mức thấp, xuất hiện nhiều dấu hiệu hơn về mức tăng trưởng được cải thiện và lĩnh vực nhà đất cũng khởi sắc hơn.

Tuy nhiên, những thông tin khá tích cực này không mấy được các nhà đầu tư quan tâm và việc họ vội vã bán đổ bán tháo tài sản trong hai phiên cuối tuần chủ yếu là do kết quả làm ăn kém hơn mong đợi của các tập đoàn lớn nói trên.

Nhà phân tích Art Hogan thuộc Lazard Capital Markets cho rằng, chính những thông tin vi mô đã khiến nhà đầu tư "phớt lờ" các yếu tố vĩ mô tích cực và đẩy thị trường cổ phiếu đi xuống mạnh mẽ trong hai phiên cuối tuần. Ông Hogan cũng nhận định, bức tranh trong tuần tới có thể sẽ mang một màu sắc tươi sáng hơn.

Trong tuần tới, thị trường Mỹ sẽ đón nhận dự báo đầu tiên của chính phủ về mức tăng trưởng kinh tế của quý 3, được dự kiến ở mức 1,9%, cùng cộc họp hai ngày về chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), trong đó sẽ công bố những tiến triển của nền kinh tế.

Nhận định chung của giới phân tích vẫn ngả nhiều về xu hướng tuần tới thị trường sẽ lên điểm, do những quan ngại chính của giới đầu tư là cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone và những vấn đề dai dẳng về cắt giảm ngân sách và tăng thuế trong những tháng cuối năm, sẽ được các nhà hoạch định chính sách và ECB sớm xem xét giải quyết trong thời gian tới.

Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán khởi sắc trong quý III vừa qua chủ yếu là do được hậu thuẫn từ gói nới lỏng định lượng (QE3) của FED và kế hoạch mua trái phiếu của Ngân hàng Trung ương châu Âu.

Tới đây, khi cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ kết thúc vào ngày 6/11, vấn đề "hóc" về tài khóa sẽ được khai thông và như vậy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ có thể sẽ chậm đi, song sẽ tránh được bị chìm hẳn./.

Thùy Chi (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục