Phố Wall biến động đầy mâu thuẫn và bất ngờ trong tuần vừa qua, hòa theo những thông tin kinh tế trái chiều của các doanh nghiệp Mỹ, giữa bối cảnh mùa công bố lợi nhuận quý 4/2012 đang diễn ra sôi động. Đáng chú ý là trong phiên giao dịch cuối tuần, ba chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ đều đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.
Sau khi ghi nhận các mức tăng mạnh mẽ vào tuần trước, Phố Wall lại khởi động tuần này (ngày 28/1) với diễn biến trồi sụt thất thường, bất chấp số liệu về hoạt động sản xuất các mặt hàng lâu bền đáng khích lệ của Mỹ và báo cáo kinh doanh tích cực của tập đoàn Caterpillar - hãng sản xuất các máy móc công trường hàng đầu thế giới.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng giá trị số đơn đặt hàng các mặt hàng lâu bền của nước này như ô tô, máy giặt, tủ lạnh... trong tháng 12/2012 đã “vọt” lên mức 230,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước đó. Con số này đã vượt xa dự báo của giới phân tích là chỉ tăng 1,6%. Tuy nhiên, việc doanh số bán nhà của Mỹ trong cùng kỳ, từng được dự báo là sẽ duy trì ở mức ổn định, lại giảm 4,3%, chính là nhân tố khiến thị trường cổ phiếu Mỹ lình xình trong ngày giao dịch đầu tuần. Vậy nhưng ngay trong phiên giao dịch sau đó (29/1), chứng khoán Phố Wall đã phục hồi mạnh mẽ, nhờ báo cáo lợi nhuận tốt ngoài dự kiến của một số doanh nghiệp lớn của Mỹ như Pfizer và Ford.
Mặc dù Chính phủ Mỹ vừa thông báo rằng chỉ số lòng tin tiêu dùng của nước này trong tháng 1/2013 đã giảm mạnh xuống mức 58,6, từ mức tương ứng 66,7 của tháng trước đó và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của năm 2012 là 73,1, song sự đi lên của giá nhà ở tại Mỹ trong tháng đầu tiên của năm nay báo hiệu rằng thị trường nhà đất trong nước đang có xu hướng phục hồi, qua đó hỗ trợ cho đà tăng của các mã cổ phiếu.
Niềm vui đến với giới đầu tư chứng khoán chưa được bao lâu thì nỗi lo lắng đã kéo tới, khi Phố Wall lại chìm vào “sắc đỏ” trong phiên giao dịch 30/1 do báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho hay trong quý IV/2012, nền kinh tế số một thế giới đã bất ngờ suy giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên trong 13 quý liên tiếp. Con số này giảm mạnh so với mức tăng 3,1% trong quý III/2012 và mức dự báo tăng trưởng 0,1% của giới phân tích.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế quý 4/2012 giảm là do lượng hàng tồn kho thấp hơn và chi tiêu quốc phòng sụt giảm. Thêm vào đó, trận bão Sandy và những tranh chấp về vấn đề ngân sách hồi cuối năm ngoái cũng tác động xấu tới GDP của Mỹ. Cùng lúc đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày với quyết định giữ nguyên chính sách hiện hành do cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá mong manh, đồng thời thể chế tài chính này cũng tái cam kết mua vào 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho tới khi thị trường việc làm của Mỹ được cải thiện đáng kể.
Xu hướng mất điểm tại Phố Wall tiếp tục kéo sang ngày 31/1, sau khi một số doanh nghiệp niêm yết lớn, bao gồm nhà chế tạo BlackBerry, Research in Motion và Dow Chemical công bố kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng. Ngoài ra, những lo ngại về nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 1/2013 vẫn đứng ở mức cao 7,8% cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư cổ phiếu, bất chấp cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia mới đây do hãng tin Reuters thực hiện đã dự báo rằng khu vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ tạo được thêm 160.000 việc làm mới trong tháng 1.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần (1/2), thị trường chứng khoán Mỹ đã đồng loạt khởi sắc trở lại, nhờ các báo cáo cho thấy tình trạng việc làm và sản xuất tại Mỹ đang được cải thiện. Cụ thể, trong tháng 1/2013, nền kinh tế Mỹ đã tạo được 157.000 việc làm. Mặc dù số việc làm tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ vẫn thấp hơn dự báo của giới phân tích và tỷ lệ thất nghiệp “nhích” lên 7,9%, song sau khi điều chỉnh các số liệu của thị trường việc làm năm 2012 cho thấy số việc làm mới được tạo ra ở Mỹ đạt mức trung bình 181.000 việc/tháng, vượt xa ước tính của Bộ Lao động Mỹ là 153.000 việc làm/tháng.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất tại Mỹ cũng gia tăng đáng kể trong tháng 1 vừa qua, lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng; còn chỉ số lòng tin tiêu dùng tháng 1/2013 và chi tiêu cho hoạt động xây dựng trong tháng 12/2012 cũng đều tăng cao hơn so với dự báo của giới phân tích.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 149,21 điểm, tương đương 1,08%, lên 14.009,79 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/10/2007, Dow Jones đứng trên 14.000 điểm. Tiếp nối xu hướng đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 15,06 điểm (1,01%), lên 1.513,17 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 10/12/2007, sau khi tăng tới 5% trong tháng 1/2013, mức tăng tốt nhất kể từ năm 1997. Hiện S&P 500 chỉ còn thấp hơn 3,4% so với mức đỉnh cao mọi thời đại 1.565,15 điểm, được xác lập vào ngày 9/10/2007. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tiến thêm 36,97 điểm (1,18%), đóng cửa ở mức 3.179,10 điểm./.
Sau khi ghi nhận các mức tăng mạnh mẽ vào tuần trước, Phố Wall lại khởi động tuần này (ngày 28/1) với diễn biến trồi sụt thất thường, bất chấp số liệu về hoạt động sản xuất các mặt hàng lâu bền đáng khích lệ của Mỹ và báo cáo kinh doanh tích cực của tập đoàn Caterpillar - hãng sản xuất các máy móc công trường hàng đầu thế giới.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tổng giá trị số đơn đặt hàng các mặt hàng lâu bền của nước này như ô tô, máy giặt, tủ lạnh... trong tháng 12/2012 đã “vọt” lên mức 230,7 tỷ USD, tăng 4,6% so với tháng trước đó. Con số này đã vượt xa dự báo của giới phân tích là chỉ tăng 1,6%. Tuy nhiên, việc doanh số bán nhà của Mỹ trong cùng kỳ, từng được dự báo là sẽ duy trì ở mức ổn định, lại giảm 4,3%, chính là nhân tố khiến thị trường cổ phiếu Mỹ lình xình trong ngày giao dịch đầu tuần. Vậy nhưng ngay trong phiên giao dịch sau đó (29/1), chứng khoán Phố Wall đã phục hồi mạnh mẽ, nhờ báo cáo lợi nhuận tốt ngoài dự kiến của một số doanh nghiệp lớn của Mỹ như Pfizer và Ford.
Mặc dù Chính phủ Mỹ vừa thông báo rằng chỉ số lòng tin tiêu dùng của nước này trong tháng 1/2013 đã giảm mạnh xuống mức 58,6, từ mức tương ứng 66,7 của tháng trước đó và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất của năm 2012 là 73,1, song sự đi lên của giá nhà ở tại Mỹ trong tháng đầu tiên của năm nay báo hiệu rằng thị trường nhà đất trong nước đang có xu hướng phục hồi, qua đó hỗ trợ cho đà tăng của các mã cổ phiếu.
Niềm vui đến với giới đầu tư chứng khoán chưa được bao lâu thì nỗi lo lắng đã kéo tới, khi Phố Wall lại chìm vào “sắc đỏ” trong phiên giao dịch 30/1 do báo cáo mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ cho hay trong quý IV/2012, nền kinh tế số một thế giới đã bất ngờ suy giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên trong 13 quý liên tiếp. Con số này giảm mạnh so với mức tăng 3,1% trong quý III/2012 và mức dự báo tăng trưởng 0,1% của giới phân tích.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế quý 4/2012 giảm là do lượng hàng tồn kho thấp hơn và chi tiêu quốc phòng sụt giảm. Thêm vào đó, trận bão Sandy và những tranh chấp về vấn đề ngân sách hồi cuối năm ngoái cũng tác động xấu tới GDP của Mỹ. Cùng lúc đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khép lại cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày với quyết định giữ nguyên chính sách hiện hành do cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá mong manh, đồng thời thể chế tài chính này cũng tái cam kết mua vào 85 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng cho tới khi thị trường việc làm của Mỹ được cải thiện đáng kể.
Xu hướng mất điểm tại Phố Wall tiếp tục kéo sang ngày 31/1, sau khi một số doanh nghiệp niêm yết lớn, bao gồm nhà chế tạo BlackBerry, Research in Motion và Dow Chemical công bố kết quả kinh doanh không được như kỳ vọng. Ngoài ra, những lo ngại về nguy cơ tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 1/2013 vẫn đứng ở mức cao 7,8% cũng đè nặng lên tâm lý của giới đầu tư cổ phiếu, bất chấp cuộc khảo sát ý kiến các chuyên gia mới đây do hãng tin Reuters thực hiện đã dự báo rằng khu vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ tạo được thêm 160.000 việc làm mới trong tháng 1.
Tuy nhiên, trong phiên giao dịch cuối tuần (1/2), thị trường chứng khoán Mỹ đã đồng loạt khởi sắc trở lại, nhờ các báo cáo cho thấy tình trạng việc làm và sản xuất tại Mỹ đang được cải thiện. Cụ thể, trong tháng 1/2013, nền kinh tế Mỹ đã tạo được 157.000 việc làm. Mặc dù số việc làm tạo ra trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ vẫn thấp hơn dự báo của giới phân tích và tỷ lệ thất nghiệp “nhích” lên 7,9%, song sau khi điều chỉnh các số liệu của thị trường việc làm năm 2012 cho thấy số việc làm mới được tạo ra ở Mỹ đạt mức trung bình 181.000 việc/tháng, vượt xa ước tính của Bộ Lao động Mỹ là 153.000 việc làm/tháng.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng của khu vực sản xuất tại Mỹ cũng gia tăng đáng kể trong tháng 1 vừa qua, lên mức cao nhất trong vòng 9 tháng; còn chỉ số lòng tin tiêu dùng tháng 1/2013 và chi tiêu cho hoạt động xây dựng trong tháng 12/2012 cũng đều tăng cao hơn so với dự báo của giới phân tích.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh 149,21 điểm, tương đương 1,08%, lên 14.009,79 điểm. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 17/10/2007, Dow Jones đứng trên 14.000 điểm. Tiếp nối xu hướng đó, chỉ số S&P 500 cũng ghi thêm 15,06 điểm (1,01%), lên 1.513,17 điểm - mức cao nhất kể từ ngày 10/12/2007, sau khi tăng tới 5% trong tháng 1/2013, mức tăng tốt nhất kể từ năm 1997. Hiện S&P 500 chỉ còn thấp hơn 3,4% so với mức đỉnh cao mọi thời đại 1.565,15 điểm, được xác lập vào ngày 9/10/2007. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cũng tiến thêm 36,97 điểm (1,18%), đóng cửa ở mức 3.179,10 điểm./.
Minh Trang (TTXVN)