Ngày 2/10, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai dự án "Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tiểu vùng sông Mekong mở rộng" với sự tham gia của đại diện 15 tỉnh tham gia dự án và các vụ, cục liên quan.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định thời gian qua, công tác phòng chống HIV/AIDS đã thu được nhiều thành tựu quan trọng như tỷ lệ tử vong do nhiễm HIV/AIDS giảm đáng kể do đã mở rộng hoạt động điều trị và triển khai nhiều chương trình can thiệp giảm tác hại; đồng thời, hoạt động điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đã phát huy hiệu quả...
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới về phòng chống HIV/AIDS còn hạn hẹp; các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn...
Chính vì vậy, dự án "Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tiểu vùng sông Mekong mở rộng" được triển khai nhằm góp phần đạt mục tiêu Thiên niên kỷ là chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan HIV/AIDS thông qua việc mở rộng độ bao phủ các dịch vụ có chất lượng đối với các nhóm dễ tổn thương với HIV tại các tỉnh thực hiện dự án.
Dự án "Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tiểu vùng sông Mekong mở rộng" được triển khai từ năm 2013-2017 tại 15 tỉnh biên giới; trong đó, chọn 80 huyện vùng biên.
Mục tiêu của dự án là cải thiện năng lực quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại cấp trung ương, tỉnh và huyện; đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ các tỉnh có dự án được đầu tư và mở rộng nhằm tăng độ bao phủ các dịch vụ có chất lượng; tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến xã, phường nhằm tăng sự hiểu biểu về tiếp cận đối với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm đích (nhóm dễ bị tổn thương) tại các tỉnh dự án; đẩy mạnh hợp tác khu vực giữa các nước có chung đường biên giới trong phòng lây nhiễm HIV.
Đối tượng được thụ hưởng dự án bao gồm: đối tượng nguy cơ cao về lây nhiễm HIV (người nghiện, chích ma tuý, mại dâm, người dân di biến động, người dân tộc thiểu số, người nghèo các vùng biên giới, phụ nữ và trẻ em); nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo; nhân viên y tế thôn bản; hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện và xã.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung như tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo; phối hợp trong phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường biên giới; tổ chức thực hiện công tác xét nghiệm HIV/AIDS./.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định thời gian qua, công tác phòng chống HIV/AIDS đã thu được nhiều thành tựu quan trọng như tỷ lệ tử vong do nhiễm HIV/AIDS giảm đáng kể do đã mở rộng hoạt động điều trị và triển khai nhiều chương trình can thiệp giảm tác hại; đồng thời, hoạt động điều trị thay thế bằng thuốc Methadone đã phát huy hiệu quả...
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như nhận thức của người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới về phòng chống HIV/AIDS còn hạn hẹp; các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn...
Chính vì vậy, dự án "Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tiểu vùng sông Mekong mở rộng" được triển khai nhằm góp phần đạt mục tiêu Thiên niên kỷ là chặn đứng và bắt đầu thu hẹp sự lây lan HIV/AIDS thông qua việc mở rộng độ bao phủ các dịch vụ có chất lượng đối với các nhóm dễ tổn thương với HIV tại các tỉnh thực hiện dự án.
Dự án "Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS tiểu vùng sông Mekong mở rộng" được triển khai từ năm 2013-2017 tại 15 tỉnh biên giới; trong đó, chọn 80 huyện vùng biên.
Mục tiêu của dự án là cải thiện năng lực quản lý chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại cấp trung ương, tỉnh và huyện; đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ các tỉnh có dự án được đầu tư và mở rộng nhằm tăng độ bao phủ các dịch vụ có chất lượng; tăng cường năng lực hệ thống y tế tuyến xã, phường nhằm tăng sự hiểu biểu về tiếp cận đối với các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV trong nhóm đích (nhóm dễ bị tổn thương) tại các tỉnh dự án; đẩy mạnh hợp tác khu vực giữa các nước có chung đường biên giới trong phòng lây nhiễm HIV.
Đối tượng được thụ hưởng dự án bao gồm: đối tượng nguy cơ cao về lây nhiễm HIV (người nghiện, chích ma tuý, mại dâm, người dân di biến động, người dân tộc thiểu số, người nghèo các vùng biên giới, phụ nữ và trẻ em); nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo; nhân viên y tế thôn bản; hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện và xã.
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung như tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo; phối hợp trong phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS qua đường biên giới; tổ chức thực hiện công tác xét nghiệm HIV/AIDS./.
Thu Phương (TTXVN)