[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam

Cầu Hiền Lương, bắc qua sông Bến Hải, là ranh giới chia cắt Việt Nam trong 21 năm, nơi đây đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa," "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam.
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 1 Cầu Hiền Lương, bắc qua sông Bến Hải, với hai màu vàng-xanh phân chia hai miền Nam-Bắc (màu xanh bên phía bờ Bắc, màu vàng bên phía bờ Nam). (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 2Đoạn giữa cầu Hiền Lương nơi phân chia ranh giới giữa hai miền Nam-Bắc. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 3 Vạch sơn trắng giữa cầu Hiền Lương phân chia ranh giới hai miền Nam-Bắc. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 4 Đối với nhiều người Việt Nam cầu Hiền Lương gắn liền với nỗi đau chia cắt đất nước trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 5Phía bên bờ Nam cây cầu được sơn màu vàng, xa một chút là bốt gác và khu kiểm soát của quân đội Việt Nam cộng hòa. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 6Còi báo động đặt trên đỉnh bốt gác của quân đội Việt Nam Cộng hòa bên bờ Nam giới tuyến. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 7Phía dưới cầu Hiền Lương là con sông Bến Hải, là vĩ tuyến 17, là đường chia cắt hai miền Nam-Bắc trong suốt 21 năm. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 8Phía bắc cầu Hiền Lương có một chiếc cổng chào lớn bên trên có dòng chữ thể hiện ước vọng thống nhất: Việt Nam hòa bình thống nhất - Độc lập dân chủ và giàu mạnh và đằng sau là dòng chữ: Hồ Chủ tịch muôn năm. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 9Ngay đầu cầu là đồn công an vũ trang Vĩnh Linh. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 10Cột cờ giới tuyến ở bờ Bắc sông Bến Hải, một trong những mục tiêu liên tục bị quân đội Sài Gòn và không quân Mỹ bắn phá. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 11Hình tượng người dân Vĩnh Linh vá cờ Tổ quốc để treo lên cột cờ giới tuyến. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 12Dàn loa phóng thanh được dùng để tuyên truyền bên bờ Bắc sông Bến Hải. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 13Trong cuộc chiến âm thanh hai bên đã ra sức sử dụng nhiều loại lao công suất lớn để tuyên truyền và đây là một trong số những chiếc loa khổng lồ có đường kính rộng đến 17m, công suất 500W, âm thanh vang xa hàng chục cây số được chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sử dụng để tuyên truyền sang phía bờ Nam. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 14Cụm tượng đài "Khát vọng thống nhất." (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
[Photo] Ký ức cầu Hiền Lương và giới tuyến chia cắt Bắc-Nam ảnh 15Toàn cảnh cầu Hiền Lương, sông Bến Hải và khu giới tuyến quân sự tạm thời ở hai bên bờ sông Bến Hải. (Nguồn: Báo ảnh Việt Nam)
(Báo ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục