Ồng Phạm Quang Thao, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ, cho biết tỉnh bắt đầu triển khai đấu giá quyền khai thác tại các mỏ cát, sỏi Sông Lô nhằm chấn chỉnh lại tình trạng khai thác cát sỏi lộn xộn, bừa bãi hiện nay trên sông Lô.
Trước mắt, từ nay đến tháng 12, Phú Thọ sẽ thí điểm quyền khai thác khoáng sản đối với hai khu vực mỏ cát, sỏi Sông Lô tại các xã Sông Lô, Trưng Vương và phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì).
Khu vực một bao gồm Bãi Già sát bờ vở Sông Lô trở vào đê hữu Lô có diện tích 24,7ha. Khu vực hai tại phường Dữu Lâu và xã Trưng Vương thuộc khu vực Soi Dầu về phía đê hữu Lô có diện tích 12,5ha. Khu vực này còn trữ lượng lớn cát sỏi, thường xuyên xảy ra tình trạng lộn xộn trong khai thác cát sỏi.
Các mỏ khoáng sản nay sẽ được đấu giá một cách công khai, minh bạch, bình đẳng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng nói riêng trên địa bàn tỉnh, nhằm kinh tế hóa ngành khai khoáng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho Phú Thọ.
Tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp trúng thấu phải khai thác đúng vị trí, đúng chiều sâu, trữ lượng khoáng sản, phải có phương án khai thác, yếu tố tác động môi trường; đồng thời nghiêm cấm việc khai thác vượt độ sâu, vi phạm cao trình cho phép... tránh tình trạng tận thu theo kiểu “hủy diệt” dòng sông, làm mực nước sông giảm xuống, biến đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, mất đất canh tác.
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản sẽ mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích. Trước hết là chuyển đổi việc cấp phép sang đấu giá, góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư. Bên cạnh,việc đấu giá cũng hạn chế được các đơn vị không đủ năng lực tham gia hoạt động khoáng sản, Nhà nước sẽ thu hồi được vốn đầu tư ngân sách cho công tác điều tra, thăm dò khoáng sản trước đó.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 142 mỏ khai thác, chế biến và kinh doanh khoảng sản. Việc khai thác khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng lãng phí còn xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trình tự, thủ tục trong quá trình khai thác. Việc khai thác khoáng sản đang gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân, đóng góp của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho ngân sách còn thấp so với tiềm năng./.
Trước mắt, từ nay đến tháng 12, Phú Thọ sẽ thí điểm quyền khai thác khoáng sản đối với hai khu vực mỏ cát, sỏi Sông Lô tại các xã Sông Lô, Trưng Vương và phường Dữu Lâu (thành phố Việt Trì).
Khu vực một bao gồm Bãi Già sát bờ vở Sông Lô trở vào đê hữu Lô có diện tích 24,7ha. Khu vực hai tại phường Dữu Lâu và xã Trưng Vương thuộc khu vực Soi Dầu về phía đê hữu Lô có diện tích 12,5ha. Khu vực này còn trữ lượng lớn cát sỏi, thường xuyên xảy ra tình trạng lộn xộn trong khai thác cát sỏi.
Các mỏ khoáng sản nay sẽ được đấu giá một cách công khai, minh bạch, bình đẳng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng nói riêng trên địa bàn tỉnh, nhằm kinh tế hóa ngành khai khoáng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương, tăng nguồn thu ngân sách cho Phú Thọ.
Tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp trúng thấu phải khai thác đúng vị trí, đúng chiều sâu, trữ lượng khoáng sản, phải có phương án khai thác, yếu tố tác động môi trường; đồng thời nghiêm cấm việc khai thác vượt độ sâu, vi phạm cao trình cho phép... tránh tình trạng tận thu theo kiểu “hủy diệt” dòng sông, làm mực nước sông giảm xuống, biến đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông, mất đất canh tác.
Theo lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản sẽ mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích. Trước hết là chuyển đổi việc cấp phép sang đấu giá, góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi hơn cho nhà đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư. Bên cạnh,việc đấu giá cũng hạn chế được các đơn vị không đủ năng lực tham gia hoạt động khoáng sản, Nhà nước sẽ thu hồi được vốn đầu tư ngân sách cho công tác điều tra, thăm dò khoáng sản trước đó.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 142 mỏ khai thác, chế biến và kinh doanh khoảng sản. Việc khai thác khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ, tình trạng lãng phí còn xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trình tự, thủ tục trong quá trình khai thác. Việc khai thác khoáng sản đang gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của nhân dân, đóng góp của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cho ngân sách còn thấp so với tiềm năng./.
Lâm Đào An (TTXVN)