Phương thức ghép các tế bào thành một tế bào lai

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một phương thức ghép các tế bào hiệu quả hơn để có thể kết hợp thành một tế bào lai. Công nghệ mới này sẽ giúp các nhà khoa học gặp thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu những gì diễn ra khi các loại tế bào được kết hợp.

Các nhà nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển một phương thức ghép các tế bào hiệu quả hơn để có thể kết hợp thành một tế bào lai. Công nghệ mới này sẽ giúp các nhà khoa học gặp thuận lợi hơn trong việc nghiên cứu những gì diễn ra khi các loại tế bào được kết hợp.

Ví dụ, việc kết hợp một tế bào trưởng thành với một tế bào đang trong giai đoạn phát triển ban đầu cho phép các nhà khoa học nghiên cứu việc tái tổ chức gien xuất hiện ở những tế bào lai.

Các nhà nghiên cứu trên, do Giáo sư điện máy và khoa học máy tính Joel Voldman và ông Rudolf Jaenish, giáo sư sinh học và thành viên Viện Nghiên cứu Y sinh học Whitehead, dẫn đầu đã thông báo công nghệ mới trong ngày 4/1 trên trang báo trực tuyến Nature Methods.

Phương thức chọn lọc đơn giản nhưng khéo léo nói trên đã tăng tỷ lệ kết hợp thành công từ khoảng 10% lên khoảng 50% và cho phép hàng nghìn tế bào kết hợp cùng lúc. Mặc dù công nghệ này có thể còn nổi bật trong một thời gian dài, nó cũng có nhiều giới hạn kỹ thuật. Việc ghép đúng các tế bào như yêu cầu trước khi kết hợp chúng là một trở ngại lớn.

Nếu các nhà khoa học đang làm việc với một hỗn hợp 2 loại tế bào A và B thì sự ghép cặp sẽ đưa ra kết quả AA, BB và sự kết hợp mong đợi AB. Các nhà nghiên cứu trước đây giữ các tế bào trong những “cốc” nhỏ và mỗi “cốc” chỉ chứa được 2 tế bào. Tuy vậy, họ không thể kiểm soát được việc liệu các “cốc” này chứa 2 tế bào A, 2 tế bào B hay 1 tế bào A và 1 tế bào B.

Trong khi đó, các “cốc” giữ tế bào của thiết bị phân loại mới của hai ông Voldman và Jaenisch được sắp xếp một cách chiến lược để giữ và ghép 2 loại tế bào khác nhau. Đầu tiên, các tế bào loại A được đẩy theo một hướng và nằm trong các “cốc” chỉ có thể giữ một tế bào. Một khi các tế bào bị “tóm” chát lòng sẽ chảy theo hướng ngược lại đẩy các tế bào thoát khỏi những “cốc” nhỏ và vào những “cốc” lớn hơn.

Một khi một tế bào A được đưa vào “cốc” lớn thì sau đó một tế bào B sẽ được đưa tới “cốc” này. Mỗi “cốc” có thể giữ 2 tế bào, 1 A và 1 B. Sau khi các tế bào được ghép cặp, chúng có thể kết hợp bằng một xung điện làm vỡ các màng tế bào.

Bên cạnh việc hỗ trợ với những nghiên cứu của tái lập trình tế bào, con người cũng có thể sử dụng công nghệ trên để nghiên cứu những tương tác giữa bất kỳ loại tế bào nào./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục