Càng gần đến lễ tưởng niệm 10 năm xảy các vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001, nước Mỹ càng nóng lên với cuộc tranh luận xung quanh cuốn sách “Chúng ta sẽ không bao giờ quên sự kiện 11/9: Cẩm nang tự do của trẻ nhỏ” (We shall never forget 9/11: The Kids' Book of Freedom).
Dựng lại thảm cảnh 11/9 ở New York 10 năm về trước, cuốn sách khẳng định thủ phạm của các vụ đánh bom là những phần tử Hồi giáo cực đoan, đồng thời đưa ra cái nhìn tiêu cực về thế giới đạo Hồi.
Dường như nỗi đau 10 năm đang trỗi dậy cùng với những băn khoăn rằng liệu cải thiện mối quan hệ với thế giới Hồi giáo có được Mỹ quán triệt như một biện pháp cơ bản để ngăn chặn khủng bố hay không.
Thực tế là 10 năm sau sự kiện 11/9, việc hàn gắn mối quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo đang gây nhiều tranh cãi.
Tại Mỹ, có người cho rằng việc tái hiện sự kiện đau lòng trên là cách để dạy cho lớp trẻ - những thế hệ tương lai, biết rằng những phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công nước Mỹ là do họ ghét lối sống tự do của người Mỹ.
Lối suy nghĩ này đang góp phần tạo nên hình ảnh không mấy tốt đẹp trong tâm trí người dân về thế giới Hồi giáo, khi mọi người Hồi giáo đều bị coi là khủng bố, là cực đoan.
Nhiều ý kiến khác đánh giá cách nhìn nhận vấn đề trên là quá thiển cận và vô trách nhiệm. Những người bi quan ấy không nhìn thấy có cả những người Hồi giáo bị thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, hay sự có mặt của những người theo đạo Hồi trong công tác tìm kiếm người bị nạn sau thảm họa trên. Và không ít người Hồi giáo ở Mỹ và trên toàn cầu kịch liệt lên án các hành động khủng bố.
Đa số người dân Mỹ thừa nhận người Mỹ gốc Hồi giáo, gốc Arập và những người nhập cư từ Trung Đông vẫn bị đối xử một cách không công bằng trong xã hội Mỹ 10 năm sau vụ khủng bố 11/9/2001.
Kết quả thăm dò của truyền hình CBS và tờ Thời báo New York công bố ngày 8/9 cho biết trong tổng số 1.165 người trên khắp nước Mỹ được phỏng vấn từ ngày 19-23/8 vừa qua có 78% nghĩ rằng nhóm sắc tộc trên đây vẫn đang bị đối xử bất công, trong đó 29% khẳng định chắc chắn, 49% thừa nhận bị phân biệt đối xử ở dạng này hoặc dạng khác và chỉ có 18% tin rằng không có chuyện như vậy.
Thực trạng này thay đổi chút ít so với kết quả thăm dò vài ngày ngay sau vụ 11/9/2001, trong đó có tới 90% cho rằng trong xã hội Mỹ có hiện tượng phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Hồi giáo, gốc Arập và người nhập cư từ Trung Đông.
Thái độ của người Mỹ đối với người Hồi giáo cũng thay đổi. Gần một tháng sau vụ 11/9/2001, kết quả thăm dò của truyền hình ABC và tờ Thời báo Washington cho thấy 47% người Mỹ có thiện cảm với người Hồi giáo, thế nhưng đến năm 2010 vừa qua con số người thiện cảm này chỉ còn 37%.
Cách đây hơn 10 năm khi các vụ khủng bố 11/9 chưa xảy ra, người dân ở các nước Hồi giáo và Trung Đông vẫn nhìn nước Mỹ với ánh mắt đầy ngờ vực.
Sau sự kiện 11/9, Washington đã và đang từng bước thay đổi quan điểm, chính sách đối với thế giới Hồi giáo, và cái nhìn của người Hồi giáo đối với Mỹ cũng khác đi theo từng thời kỳ.
Nếu cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tấn công Afghanistan và Iraq với cái cớ chống khủng bố, thì Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đang nỗ lực hoàn tất mục tiêu rút quân ra khỏi hai chiến trường này.
Nếu cựu Tổng thống Bush khăng khăng với cuộc “thập tự chinh” tìm diệt các phần tử Hồi giáo cực đoan, thì Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du tới thế giới Arập ngay sau khi nhậm chức.
Tuyên bố của ông Obama tại Cairo (Ai Cập) hồi tháng 6/2009 rằng "nước Mỹ muốn làm bạn với thế giới Hồi giáo" cho thấy vị tổng thống da màu đã nhận thức được nguyên nhân sâu xa của hành vi khủng bố cũng như vai trò của đạo Hồi trong một thế giới bình đẳng.
Thế nhưng, có vẻ như mục tiêu do Tổng thống Obama đề ra chưa được thực hiện hiệu quả. Thành tích trước mắt là vụ tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden, song kèm theo đó là lời thừa nhận rằng có sự tiếp nối trong mạng lưới khủng bố quốc tế.
Thực tế, sau bin Laden đã có Ayman al-Zawahiri và cuộc chiến mới của Mỹ lại bắt đầu, với hoạt động khủng bố “thiên biến vạn hóa.”
Chiến lược mới của Mỹ về chống khủng bố vừa được công bố cũng chỉ chú trọng tới hình thức đối phó với nguy cơ từ bên trong nước Mỹ mà không nhấn mạnh đến sự cải thiện mối quan hệ với thế giới Arập.
Sự chú trọng vào những mối đe dọa từ các nhánh của al-Qaeda ở những nơi như Somalia, Iraq, Yemen và một số quốc gia Bắc Phi khác là rất cần thiết, song cái gốc khủng bố khó có thể bị triệt tiêu nếu Washington không có sự quan tâm và điều chỉnh chính sách hợp lý.
Tất nhiên đã có dấu hiệu cho thấy chính quyền Obama bắt đầu thay đổi cách tiếp cận đối với thế giới Hồi giáo. Dùng hoạt động phát triển kinh doanh để mở rộng đối thoại với người Hồi giáo được coi là biện pháp thông minh hơn chính quyền tiền nhiệm.
Cuối tháng 4 vừa qua, ông Obama đã thông qua hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tại các quốc gia Hồi giáo để nêu bật những việc mà chính quyền của ông đã làm từ trước đến nay, đồng thời cam kết nỗ lực hơn nữa để đẩy lùi sự hoài nghi giữa Mỹ và các quốc gia Hồi giáo.
Qua đó, ông đã thấy được nỗi thất vọng của người Hồi giáo về tiến trình hòa bình Trung Đông, sự lo ngại của họ về những ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, quan ngại về cuộc thử nghiệm của Mỹ tại Iraq, xung đột đang tiếp diễn ở Iraq và Afghanistan cũng như sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đó.
Người Hồi giáo cũng lo ngại về mục tiêu quân sự lâu dài của Mỹ đối với cả Trung Đông cũng như những vấn đề khác, như chương trình hạt nhân của Iran.
Và rồi mặc dù cách tiếp cận mới trên của Chính quyền Obama được dư luận đánh giá cao, song giới phân tích cho rằng rốt cục, thế giới Hồi giáo sẽ đánh giá ông Obama thông qua cách ông giải quyết các vấn đề địa chính trị lớn, bởi đó mới là lợi ích sát sườn và lâu dài của họ.
Khi người Arập ủng hộ sự phản đối của Tổng thống Obama đối với cuộc chiến tại Iraq, hoan nghênh kế hoạch của Washington đóng cửa nhà tù Guantanamo, họ đang nhìn nhận ông Obama theo những vấn đề mà họ quan tâm nhất chứ không phải là nhân cách của ông.
Bởi vậy, việc điều chỉnh chính sách với thế giới Hồi giáo và thực hiện triệt để sự điều chỉnh này cấp thiết không kém việc gia tăng đề phòng sự biến thiên của các phương thức khủng bố. Có lẽ những nỗ lực mới sắp bắt đầu./.
Dựng lại thảm cảnh 11/9 ở New York 10 năm về trước, cuốn sách khẳng định thủ phạm của các vụ đánh bom là những phần tử Hồi giáo cực đoan, đồng thời đưa ra cái nhìn tiêu cực về thế giới đạo Hồi.
Dường như nỗi đau 10 năm đang trỗi dậy cùng với những băn khoăn rằng liệu cải thiện mối quan hệ với thế giới Hồi giáo có được Mỹ quán triệt như một biện pháp cơ bản để ngăn chặn khủng bố hay không.
Thực tế là 10 năm sau sự kiện 11/9, việc hàn gắn mối quan hệ giữa Mỹ và thế giới Hồi giáo đang gây nhiều tranh cãi.
Tại Mỹ, có người cho rằng việc tái hiện sự kiện đau lòng trên là cách để dạy cho lớp trẻ - những thế hệ tương lai, biết rằng những phần tử Hồi giáo cực đoan tấn công nước Mỹ là do họ ghét lối sống tự do của người Mỹ.
Lối suy nghĩ này đang góp phần tạo nên hình ảnh không mấy tốt đẹp trong tâm trí người dân về thế giới Hồi giáo, khi mọi người Hồi giáo đều bị coi là khủng bố, là cực đoan.
Nhiều ý kiến khác đánh giá cách nhìn nhận vấn đề trên là quá thiển cận và vô trách nhiệm. Những người bi quan ấy không nhìn thấy có cả những người Hồi giáo bị thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố ngày 11/9, hay sự có mặt của những người theo đạo Hồi trong công tác tìm kiếm người bị nạn sau thảm họa trên. Và không ít người Hồi giáo ở Mỹ và trên toàn cầu kịch liệt lên án các hành động khủng bố.
Đa số người dân Mỹ thừa nhận người Mỹ gốc Hồi giáo, gốc Arập và những người nhập cư từ Trung Đông vẫn bị đối xử một cách không công bằng trong xã hội Mỹ 10 năm sau vụ khủng bố 11/9/2001.
Kết quả thăm dò của truyền hình CBS và tờ Thời báo New York công bố ngày 8/9 cho biết trong tổng số 1.165 người trên khắp nước Mỹ được phỏng vấn từ ngày 19-23/8 vừa qua có 78% nghĩ rằng nhóm sắc tộc trên đây vẫn đang bị đối xử bất công, trong đó 29% khẳng định chắc chắn, 49% thừa nhận bị phân biệt đối xử ở dạng này hoặc dạng khác và chỉ có 18% tin rằng không có chuyện như vậy.
Thực trạng này thay đổi chút ít so với kết quả thăm dò vài ngày ngay sau vụ 11/9/2001, trong đó có tới 90% cho rằng trong xã hội Mỹ có hiện tượng phân biệt đối xử với người Mỹ gốc Hồi giáo, gốc Arập và người nhập cư từ Trung Đông.
Thái độ của người Mỹ đối với người Hồi giáo cũng thay đổi. Gần một tháng sau vụ 11/9/2001, kết quả thăm dò của truyền hình ABC và tờ Thời báo Washington cho thấy 47% người Mỹ có thiện cảm với người Hồi giáo, thế nhưng đến năm 2010 vừa qua con số người thiện cảm này chỉ còn 37%.
Cách đây hơn 10 năm khi các vụ khủng bố 11/9 chưa xảy ra, người dân ở các nước Hồi giáo và Trung Đông vẫn nhìn nước Mỹ với ánh mắt đầy ngờ vực.
Sau sự kiện 11/9, Washington đã và đang từng bước thay đổi quan điểm, chính sách đối với thế giới Hồi giáo, và cái nhìn của người Hồi giáo đối với Mỹ cũng khác đi theo từng thời kỳ.
Nếu cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush tấn công Afghanistan và Iraq với cái cớ chống khủng bố, thì Tổng thống đương nhiệm Barack Obama đang nỗ lực hoàn tất mục tiêu rút quân ra khỏi hai chiến trường này.
Nếu cựu Tổng thống Bush khăng khăng với cuộc “thập tự chinh” tìm diệt các phần tử Hồi giáo cực đoan, thì Tổng thống Obama bắt đầu chuyến công du tới thế giới Arập ngay sau khi nhậm chức.
Tuyên bố của ông Obama tại Cairo (Ai Cập) hồi tháng 6/2009 rằng "nước Mỹ muốn làm bạn với thế giới Hồi giáo" cho thấy vị tổng thống da màu đã nhận thức được nguyên nhân sâu xa của hành vi khủng bố cũng như vai trò của đạo Hồi trong một thế giới bình đẳng.
Thế nhưng, có vẻ như mục tiêu do Tổng thống Obama đề ra chưa được thực hiện hiệu quả. Thành tích trước mắt là vụ tiêu diệt được trùm khủng bố Osama bin Laden, song kèm theo đó là lời thừa nhận rằng có sự tiếp nối trong mạng lưới khủng bố quốc tế.
Thực tế, sau bin Laden đã có Ayman al-Zawahiri và cuộc chiến mới của Mỹ lại bắt đầu, với hoạt động khủng bố “thiên biến vạn hóa.”
Chiến lược mới của Mỹ về chống khủng bố vừa được công bố cũng chỉ chú trọng tới hình thức đối phó với nguy cơ từ bên trong nước Mỹ mà không nhấn mạnh đến sự cải thiện mối quan hệ với thế giới Arập.
Sự chú trọng vào những mối đe dọa từ các nhánh của al-Qaeda ở những nơi như Somalia, Iraq, Yemen và một số quốc gia Bắc Phi khác là rất cần thiết, song cái gốc khủng bố khó có thể bị triệt tiêu nếu Washington không có sự quan tâm và điều chỉnh chính sách hợp lý.
Tất nhiên đã có dấu hiệu cho thấy chính quyền Obama bắt đầu thay đổi cách tiếp cận đối với thế giới Hồi giáo. Dùng hoạt động phát triển kinh doanh để mở rộng đối thoại với người Hồi giáo được coi là biện pháp thông minh hơn chính quyền tiền nhiệm.
Cuối tháng 4 vừa qua, ông Obama đã thông qua hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tại các quốc gia Hồi giáo để nêu bật những việc mà chính quyền của ông đã làm từ trước đến nay, đồng thời cam kết nỗ lực hơn nữa để đẩy lùi sự hoài nghi giữa Mỹ và các quốc gia Hồi giáo.
Qua đó, ông đã thấy được nỗi thất vọng của người Hồi giáo về tiến trình hòa bình Trung Đông, sự lo ngại của họ về những ảnh hưởng của văn hóa Mỹ, quan ngại về cuộc thử nghiệm của Mỹ tại Iraq, xung đột đang tiếp diễn ở Iraq và Afghanistan cũng như sự hiện diện của quân đội Mỹ ở đó.
Người Hồi giáo cũng lo ngại về mục tiêu quân sự lâu dài của Mỹ đối với cả Trung Đông cũng như những vấn đề khác, như chương trình hạt nhân của Iran.
Và rồi mặc dù cách tiếp cận mới trên của Chính quyền Obama được dư luận đánh giá cao, song giới phân tích cho rằng rốt cục, thế giới Hồi giáo sẽ đánh giá ông Obama thông qua cách ông giải quyết các vấn đề địa chính trị lớn, bởi đó mới là lợi ích sát sườn và lâu dài của họ.
Khi người Arập ủng hộ sự phản đối của Tổng thống Obama đối với cuộc chiến tại Iraq, hoan nghênh kế hoạch của Washington đóng cửa nhà tù Guantanamo, họ đang nhìn nhận ông Obama theo những vấn đề mà họ quan tâm nhất chứ không phải là nhân cách của ông.
Bởi vậy, việc điều chỉnh chính sách với thế giới Hồi giáo và thực hiện triệt để sự điều chỉnh này cấp thiết không kém việc gia tăng đề phòng sự biến thiên của các phương thức khủng bố. Có lẽ những nỗ lực mới sắp bắt đầu./.
(TTXVN/Vietnam+)