Ngày 25/1, tại thành phố Tam Kỳ, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến, thể hiện quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể trong đó, tập trung làm rõ hơn những quy định về địa vị pháp lý của Hội đồng Nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân; việc thành lập các thiết chế hiến định độc lập như Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia...
Theo ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định rất rõ vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, khoản 2, Điều 9 Dự thảo sủa đổi Hiến pháp cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như đã nêu trong Cương lĩnh.
Ông Hùng đề nghị biên tập lại như sau: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của của các đoàn viên, hội viên.
Bà Đặng Thị Phú Hoa, Ủy viên thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Kỳ nêu ý kiến nên chuyển Điều 106 và điều 119 vào Điều 9 của Chương 1 sẽ phù hợp hơn, vì cùng nói về Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, nên bổ sung thêm điều khoản thể hiện nội dung công dân được quyền bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề của đất nước trong Điều 30.
Đại tá Phạm Xuân Thiện, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam cho rằng trong điều 71 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi “Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực nhiện nhiệm vụ quốc phòng.”
Tuy nhiên, theo quan điểm của Đảng ta xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là “vững mạnh, rộng khắp, hùng hậu,” như vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thiếu cụm từ “vững mạnh,” cần phải bổ sung.
Bên cạnh đó, Điều 14 Luật Quốc phòng có quy định “Quân đội nhân dân bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.” Như vậy, không thể nói “lực lượng dự bị động viên... cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.”
Tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đông đảo đại biểu trong giới nhân sỹ, trí thức, luật gia, tôn giáo dân tộc các thành viên hội đồng tư vấn dân chủ-pháp luật, hội đồng tư vấn về dân tộc-tôn giáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Qua hơn 100 ý kiến của các đại biểu, đa số đều đồng tình, nhất trí cơ bản với nội dung sửa đổi, kết cấu gọn, khoa học, giảm được 1 chương 23 điều. Nhiều đại biểu nhấn mạnh tới chương 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” một lần nữa khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân, nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân…
Tiến sỹ Phan Trung Hiền, Phó trưởng Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ nêu ý kiến: Tại điều 9 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có bổ sung nhiệm vụ “phản biện xã hội” của Mặt trận Tổ quốc là một quy định hết sức cần thiết nhằm phát huy dân chủ và vai trò khối đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc. Tuy vậy, cần bổ sung thêm, quy định rõ tại Điều 9 các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc nằm trong cơ cấu của quyền lực chính trị. Ngoài Công đoàn, cần quy định vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh.
Hòa thượng Đào Như, Ủy viên thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam góp ý: Trong lời nói đầu của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có một vài ý đã bỏ đi quá khứ như “các nước láng giềng” và “Điện Biên Phủ”; làm luật phải nghĩ đến quá khứ và không được quên quá khứ nên cần giữ nguyên 2 yếu tố trên.
Tại chương 2, điều 5, nên để nguyên Hiến pháp cũ năm 1992. Cũng tại điều 5, mục 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên bỏ từ “thiểu số” và từ “hòa nhập” những từ này làm không ít người dân tộc băn khoăn…
Ông Lưu Thế Hiệp, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Cần Thơ góp ý: Tại chương 2, điều 21 có nêu “mọi người có quyền sống”, đây là quy định rất mới, mang tư tưởng tiến bộ nhưng cần làm rõ “quyền sống” này có bao gồm việc sẽ không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm không.
Ông Hiệp cho rằng nên giữ lại nội dung tại điều 64 Hiến pháp 1992; tại điều 42 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tậ ” cần bổ sung thêm, Nhà nước có chính sách, học phí, học bổng phù hợp với yêu cầu của xã hội học tập…/.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến, thể hiện quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể trong đó, tập trung làm rõ hơn những quy định về địa vị pháp lý của Hội đồng Nhân dân, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân; việc thành lập các thiết chế hiến định độc lập như Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia...
Theo ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Nam, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định rất rõ vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do vậy, khoản 2, Điều 9 Dự thảo sủa đổi Hiến pháp cần thể chế hóa quan điểm của Đảng về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như đã nêu trong Cương lĩnh.
Ông Hùng đề nghị biên tập lại như sau: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Mặt trận phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích của của các đoàn viên, hội viên.
Bà Đặng Thị Phú Hoa, Ủy viên thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố Tam Kỳ nêu ý kiến nên chuyển Điều 106 và điều 119 vào Điều 9 của Chương 1 sẽ phù hợp hơn, vì cùng nói về Mặt trận Tổ quốc; đồng thời, nên bổ sung thêm điều khoản thể hiện nội dung công dân được quyền bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề của đất nước trong Điều 30.
Đại tá Phạm Xuân Thiện, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Nam cho rằng trong điều 71 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi “Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng được xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ được xây dựng hùng hậu, rộng khắp, cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực nhiện nhiệm vụ quốc phòng.”
Tuy nhiên, theo quan điểm của Đảng ta xây dựng lực lượng dân quân tự vệ là “vững mạnh, rộng khắp, hùng hậu,” như vậy Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thiếu cụm từ “vững mạnh,” cần phải bổ sung.
Bên cạnh đó, Điều 14 Luật Quốc phòng có quy định “Quân đội nhân dân bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.” Như vậy, không thể nói “lực lượng dự bị động viên... cùng với Quân đội nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.”
Tại thành phố Cần Thơ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với sự tham dự của đông đảo đại biểu trong giới nhân sỹ, trí thức, luật gia, tôn giáo dân tộc các thành viên hội đồng tư vấn dân chủ-pháp luật, hội đồng tư vấn về dân tộc-tôn giáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.
Qua hơn 100 ý kiến của các đại biểu, đa số đều đồng tình, nhất trí cơ bản với nội dung sửa đổi, kết cấu gọn, khoa học, giảm được 1 chương 23 điều. Nhiều đại biểu nhấn mạnh tới chương 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” một lần nữa khẳng định vai trò làm chủ của nhân dân, nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân do dân và vì dân…
Tiến sỹ Phan Trung Hiền, Phó trưởng Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ nêu ý kiến: Tại điều 9 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp có bổ sung nhiệm vụ “phản biện xã hội” của Mặt trận Tổ quốc là một quy định hết sức cần thiết nhằm phát huy dân chủ và vai trò khối đại đoàn kết của Mặt trận Tổ quốc. Tuy vậy, cần bổ sung thêm, quy định rõ tại Điều 9 các tổ chức chính trị-xã hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc nằm trong cơ cấu của quyền lực chính trị. Ngoài Công đoàn, cần quy định vai trò của các tổ chức chính trị-xã hội khác như: Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và Hội Cựu chiến binh.
Hòa thượng Đào Như, Ủy viên thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam góp ý: Trong lời nói đầu của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, có một vài ý đã bỏ đi quá khứ như “các nước láng giềng” và “Điện Biên Phủ”; làm luật phải nghĩ đến quá khứ và không được quên quá khứ nên cần giữ nguyên 2 yếu tố trên.
Tại chương 2, điều 5, nên để nguyên Hiến pháp cũ năm 1992. Cũng tại điều 5, mục 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp nên bỏ từ “thiểu số” và từ “hòa nhập” những từ này làm không ít người dân tộc băn khoăn…
Ông Lưu Thế Hiệp, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý Cần Thơ góp ý: Tại chương 2, điều 21 có nêu “mọi người có quyền sống”, đây là quy định rất mới, mang tư tưởng tiến bộ nhưng cần làm rõ “quyền sống” này có bao gồm việc sẽ không áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm không.
Ông Hiệp cho rằng nên giữ lại nội dung tại điều 64 Hiến pháp 1992; tại điều 42 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tậ ” cần bổ sung thêm, Nhà nước có chính sách, học phí, học bổng phù hợp với yêu cầu của xã hội học tập…/.
Hứa Chung-Khánh Linh (TTXVN)