Năm học 2011-2012 đang gần ngày kết thúc, phóng viên đến trường Trung học cơ sở Đức Chánh (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi), thầy cô giáo ở trường có bài giảng “Nhân dân Quảng Ngãi bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa”- một bài giảng do thầy giáo Trần Văn Vàng dày công sưu tầm, biên soạn.
Đây là bài giảng được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao và được cho giảng dạy tại các trường học trong tỉnh.
Đến năm học này, ngoài trường Trung học cơ sở Đức Chánh, các trường trung học cơ sở ở Mộ Đức và nhiều huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đưa bài học này vào giảng trong giờ học lịch sử.
Từ bài giảng cho học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Sen - Trường Trung học cơ sở Đức Chánh chia sẻ từ thế kỷ 17, việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa đã được tiến hành mãi đến thời Tây Sơn, thời nhà Nguyễn. Bài giảng đã hệ thống những mốc thời gian quan trọng nhất về lịch sử quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, Quảng Ngãi - quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải; nơi có nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật về Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên huyện đảo Lý Sơn. Đây là những hiện vật, những văn bản từ thời Nguyễn đã được nhân dân huyện đảo này lưu giữ qua nhiều thế hệ. Ngày nay trở thành những bằng chứng lịch sử sinh động khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam.
Em Nguyễn Thị Thanh Tâm - học sinh Trường Trung học cơ sở An Hải- Lý Sơn tự hào: "Mấy trăm năm trước những hùng binh hải đội Hoàng Sa đã không ngại hy sinh, gian khó, hàng năm đã có hàng chục người trên huyện đảo này đã vâng lệnh triều đình trực chỉ đến đảo Hoàng Sa để khai thác các vật phẩm hải sản, cắm mốc, bảo vệ đảo. Thế hệ chúng em ngày nay thấy rất tự hào về truyền thống của cha ông ngày trước. Và bây giờ, hàng năm để tri ân những hùng binh hải đội Hoàng Sa, nhân dân huyện đảo chúng em đều tổ chức rất chu đáo Lễ Khao lề tế linh Hoàng Sa. Từ đó, trách nhiệm của chúng em phải càng xứng đáng với thế hệ đi trước về bảo vệ chủ quyền của đất nước..."
Từ năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đưa vào giảng dạy chương trình nội dung về chủ quyền biển đảo với nhiều hình thức rất đa dạng, phong phú. Cùng với việc giảng dạy về chủ quyền biển đảo, các trường còn giảng dạy về lịch sử, truyền thống cách mạng kiên cường của quê hương huyện, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Trần Hữu Tháp - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: "Chúng tôi đưa nội dung giáo dục biển đảo vào giảng dạy tại các trường học hiện nay vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lịch sử, văn hoá truyền thống của quê hương đất nước. Từ bài giảng “Nhân dân Quảng Ngãi bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa,” các thầy cô giáo tại các trường học đã tiếp thêm sức mạnh về lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước mà mục tiêu ngành giáo dục đang hướng đến."
Lý Sơn nói riêng, Quảng Ngãi nói chung thực sự là bảo tàng sống động về chủ quyền lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với lợi thế này, từ năm học 2012- 2013, các cấp học trong tỉnh lại tiếp tục được học nhiều bài giảng sinh động của thầy cô giáo về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là trách nhiệm lâu dài không những của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội để các em học sinh các thế hệ mai sau thực sự là “dân ta phải biết sử ta” như lời dạy của Bác Hồ năm nào đến nay vẫn giữ nguyên giá trị./.
Đây là bài giảng được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi đánh giá cao và được cho giảng dạy tại các trường học trong tỉnh.
Đến năm học này, ngoài trường Trung học cơ sở Đức Chánh, các trường trung học cơ sở ở Mộ Đức và nhiều huyện khác trong tỉnh Quảng Ngãi cũng đã đưa bài học này vào giảng trong giờ học lịch sử.
Từ bài giảng cho học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Sen - Trường Trung học cơ sở Đức Chánh chia sẻ từ thế kỷ 17, việc thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa đã được tiến hành mãi đến thời Tây Sơn, thời nhà Nguyễn. Bài giảng đã hệ thống những mốc thời gian quan trọng nhất về lịch sử quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, Quảng Ngãi - quê hương của đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải; nơi có nhà trưng bày hình ảnh, hiện vật về Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải trên huyện đảo Lý Sơn. Đây là những hiện vật, những văn bản từ thời Nguyễn đã được nhân dân huyện đảo này lưu giữ qua nhiều thế hệ. Ngày nay trở thành những bằng chứng lịch sử sinh động khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam.
Em Nguyễn Thị Thanh Tâm - học sinh Trường Trung học cơ sở An Hải- Lý Sơn tự hào: "Mấy trăm năm trước những hùng binh hải đội Hoàng Sa đã không ngại hy sinh, gian khó, hàng năm đã có hàng chục người trên huyện đảo này đã vâng lệnh triều đình trực chỉ đến đảo Hoàng Sa để khai thác các vật phẩm hải sản, cắm mốc, bảo vệ đảo. Thế hệ chúng em ngày nay thấy rất tự hào về truyền thống của cha ông ngày trước. Và bây giờ, hàng năm để tri ân những hùng binh hải đội Hoàng Sa, nhân dân huyện đảo chúng em đều tổ chức rất chu đáo Lễ Khao lề tế linh Hoàng Sa. Từ đó, trách nhiệm của chúng em phải càng xứng đáng với thế hệ đi trước về bảo vệ chủ quyền của đất nước..."
Từ năm học 2011-2012, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cũng đã chỉ đạo các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đưa vào giảng dạy chương trình nội dung về chủ quyền biển đảo với nhiều hình thức rất đa dạng, phong phú. Cùng với việc giảng dạy về chủ quyền biển đảo, các trường còn giảng dạy về lịch sử, truyền thống cách mạng kiên cường của quê hương huyện, tỉnh Quảng Ngãi.
Ông Trần Hữu Tháp - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi cho rằng: "Chúng tôi đưa nội dung giáo dục biển đảo vào giảng dạy tại các trường học hiện nay vừa mang tính thời sự, vừa mang tính lịch sử, văn hoá truyền thống của quê hương đất nước. Từ bài giảng “Nhân dân Quảng Ngãi bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa,” các thầy cô giáo tại các trường học đã tiếp thêm sức mạnh về lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước mà mục tiêu ngành giáo dục đang hướng đến."
Lý Sơn nói riêng, Quảng Ngãi nói chung thực sự là bảo tàng sống động về chủ quyền lịch sử Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Với lợi thế này, từ năm học 2012- 2013, các cấp học trong tỉnh lại tiếp tục được học nhiều bài giảng sinh động của thầy cô giáo về chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là trách nhiệm lâu dài không những của ngành giáo dục, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội để các em học sinh các thế hệ mai sau thực sự là “dân ta phải biết sử ta” như lời dạy của Bác Hồ năm nào đến nay vẫn giữ nguyên giá trị./.
Nguyễn Đăng Lâm (TTXVN)