Trong hai ngày 19 và 20/6, đoàn quan chức cấp cao tỉnh Quảng Ninh do Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính, Ủy viên Trung ương Đảng dẫn đầu, đã có chuyến thăm làm việc, xúc tiến đầu tư thương mại và tìm hiểu cơ hội hợp tác với các đối tác Indonesia.
Trong thời gian ở thăm Indonesia, đoàn đã có chuyến tham quan và làm việc với Cơ quan Quản lý Đặc khu Kinh tế tự do ở Batam, tỉnh đảo Riau, tìm hiểu về cơ hội hợp tác, chủ trương xây dựng và đường lối phát triển đặc khu kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt với vị trí địa lý chiến lược này, gần với Singapore và án ngữ tuyến đường biển thông thương Đông Tây đi qua eo biển Malacca.
Tại Jakarta, đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tập đoàn thực phẩm Indofood lớn nhất Indonesia với doanh thu trên 5 tỷ USD/năm, một trong những nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu thế giới, nghe giới thiệu về tiềm năng, cơ cấu sản phẩm, chiến lược đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như chiến lược phát triển mở rộng thị trường của tập đoàn, nhất là tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Chính đã nêu bật những thế mạnh so sánh về hợp tác đầu tư, thương mại của tỉnh Quảng Ninh, một trung tâm công nghiệp khai khoáng, một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam với Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, một trung tâm của khu vực các tỉnh phía Đông Bắc, một cửa ngõ quan trọng cho thông thương hàng hóa giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.
Ông Chính đã nhấn mạnh đến khả năng hợp tác trên cơ sở dành những ưu đãi nhất định lẫn nhau để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm, như sản xuất mì ăn liền hay một số sản phẩm thực phẩm có thế mạnh khác như sữa bột, dầu ăn thực vật của Indofood tại các đặc khu kinh tế ở Hạ Long hay Móng Cái, cũng như việc thiết lập chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ các sản phẩm của Indofood ở tỉnh Quảng Ninh.
Các nhà lãnh đạo Indofood đã đặc biệt hoan nghênh chuyến thăm làm việc với tập đoàn của đoàn, ghi nhận và đánh giá cao những tiềm năng, cơ hội hợp tác với tỉnh Quảng Ninh nói riêng và với Việt Nam nói chung, khi khẳng định rằng Indofood coi Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược của mình ở Đông Nam Á, một thị trường tiêu thụ lớn và là cánh cửa cho các sản phẩm của tập đoàn vươn tới khu vực các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Indofood và tỉnh Quảng Ninh nhất trí sẽ tiến hành các chuyến thăm trao đổi tìm hiểu cụ thể về cơ hội đầu tư và hợp tác giữa đôi bên.
Đoàn cũng đã thăm làm việc với Ủy ban quốc gia Indonesia quản lý các đặc khu kinh tế, tìm hiểu về một loạt vấn đề quan tâm, như tiêu chí lựa chọn vị trí các đặc khu kinh tế (SEZ) và xác định những lĩnh vực quan trọng để phát triển SEZ; mô hình tổ chức, quản lý hành chính và cơ chế hoạt động của các SEZ; cơ chế ưu đãi và chính sách đầu tư; cơ chế thu hút các nguồn lực, nhất là nhân lực và vốn; các phương pháp phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển các SEZ.
Hai bên cũng trao đổi những yêu cầu để lựa chọn đối tác chiến lược và nhà đầu tư tiềm năng; những lợi ích tiềm năng mà các SEZ có thể đem lại; tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của các SEZ; những khó khăn trở ngại và rủi ro trong quá trình thiết lập và vận hành các SEZ; vấn đề chủ quyền và một số vấn đề nổi lên trong phát triển các SEZ.
Ngoài ra, đoàn còn tìm hiểu về chính sách cũng như sự hỗ trợ và kinh nghiệm của Chính phủ Indonesia trong việc thành lập và phát triển các SEZ, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu thương mại tự do.
Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền lợi của người lao động, tư nhân hóa các dịch vụ công cộng, kế hoạch không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật, và sử dụng đất, mối quan hệ và phối hợp của các cơ quan và chính quyền địa phương ở cấp tỉnh với ban quản lý cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, thương mại./.
Trong thời gian ở thăm Indonesia, đoàn đã có chuyến tham quan và làm việc với Cơ quan Quản lý Đặc khu Kinh tế tự do ở Batam, tỉnh đảo Riau, tìm hiểu về cơ hội hợp tác, chủ trương xây dựng và đường lối phát triển đặc khu kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt với vị trí địa lý chiến lược này, gần với Singapore và án ngữ tuyến đường biển thông thương Đông Tây đi qua eo biển Malacca.
Tại Jakarta, đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo tập đoàn thực phẩm Indofood lớn nhất Indonesia với doanh thu trên 5 tỷ USD/năm, một trong những nhà sản xuất mì ăn liền hàng đầu thế giới, nghe giới thiệu về tiềm năng, cơ cấu sản phẩm, chiến lược đầu tư trong nước và nước ngoài cũng như chiến lược phát triển mở rộng thị trường của tập đoàn, nhất là tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tại buổi làm việc, ông Chính đã nêu bật những thế mạnh so sánh về hợp tác đầu tư, thương mại của tỉnh Quảng Ninh, một trung tâm công nghiệp khai khoáng, một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam với Vịnh Hạ Long là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, một trung tâm của khu vực các tỉnh phía Đông Bắc, một cửa ngõ quan trọng cho thông thương hàng hóa giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc.
Ông Chính đã nhấn mạnh đến khả năng hợp tác trên cơ sở dành những ưu đãi nhất định lẫn nhau để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm, như sản xuất mì ăn liền hay một số sản phẩm thực phẩm có thế mạnh khác như sữa bột, dầu ăn thực vật của Indofood tại các đặc khu kinh tế ở Hạ Long hay Móng Cái, cũng như việc thiết lập chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ các sản phẩm của Indofood ở tỉnh Quảng Ninh.
Các nhà lãnh đạo Indofood đã đặc biệt hoan nghênh chuyến thăm làm việc với tập đoàn của đoàn, ghi nhận và đánh giá cao những tiềm năng, cơ hội hợp tác với tỉnh Quảng Ninh nói riêng và với Việt Nam nói chung, khi khẳng định rằng Indofood coi Việt Nam là một trong những thị trường chiến lược của mình ở Đông Nam Á, một thị trường tiêu thụ lớn và là cánh cửa cho các sản phẩm của tập đoàn vươn tới khu vực các tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Indofood và tỉnh Quảng Ninh nhất trí sẽ tiến hành các chuyến thăm trao đổi tìm hiểu cụ thể về cơ hội đầu tư và hợp tác giữa đôi bên.
Đoàn cũng đã thăm làm việc với Ủy ban quốc gia Indonesia quản lý các đặc khu kinh tế, tìm hiểu về một loạt vấn đề quan tâm, như tiêu chí lựa chọn vị trí các đặc khu kinh tế (SEZ) và xác định những lĩnh vực quan trọng để phát triển SEZ; mô hình tổ chức, quản lý hành chính và cơ chế hoạt động của các SEZ; cơ chế ưu đãi và chính sách đầu tư; cơ chế thu hút các nguồn lực, nhất là nhân lực và vốn; các phương pháp phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển các SEZ.
Hai bên cũng trao đổi những yêu cầu để lựa chọn đối tác chiến lược và nhà đầu tư tiềm năng; những lợi ích tiềm năng mà các SEZ có thể đem lại; tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của các SEZ; những khó khăn trở ngại và rủi ro trong quá trình thiết lập và vận hành các SEZ; vấn đề chủ quyền và một số vấn đề nổi lên trong phát triển các SEZ.
Ngoài ra, đoàn còn tìm hiểu về chính sách cũng như sự hỗ trợ và kinh nghiệm của Chính phủ Indonesia trong việc thành lập và phát triển các SEZ, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu thương mại tự do.
Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền lợi của người lao động, tư nhân hóa các dịch vụ công cộng, kế hoạch không gian đô thị, hạ tầng kỹ thuật, và sử dụng đất, mối quan hệ và phối hợp của các cơ quan và chính quyền địa phương ở cấp tỉnh với ban quản lý cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong các khu kinh tế, thương mại./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)