Chiều 23/1, Quốc hội Albania đã tổ chức phiên họp đặc biệt và quyết định mở một cuộc điều tra về vụ biểu tình diễn ra cuối tuần qua do phe đối lập phát động, mà đảng Dân chủ cầm quyền cho là một âm mưu đảo chính.
Các đảng đối lập đã tẩy chay phiên họp trên.
Tại phiên họp, một ủy ban gồm 11 thành viên đã được thành lập để điều tra về cuộc biểu tình phản đối chính phủ hôm 21/1, sau khi ba người bị chết và hơn 150 người bị thương trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát.
Thủ tướng Albania Sali Berisha đã gọi cuộc biểu tình này là một âm mưu đảo chính và đổ lỗi cho những phần tử cực đoan đối lập về cái chết của ba người kể trên. Còn các nhà lãnh đạo đối lập lại cho rằng lực lượng chính phủ đã nổ súng vào những người biểu tình.
Ủy ban điều tra, trong thời gian ba tháng, sẽ xem xét tất cả những bằng chứng liên quan tới cuộc biểu tình này.
Trong khi đó, bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của đại diện quốc tế, cả phe đối lập lẫn lực luợng ủng hộ chính phủ đều đã thông báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình mới. Phát biểu tại lễ tang hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ đụng độ này, lãnh đạo đảng Xã hội đối lập kiêm Thị trưởng Tirana, Edi Rama, đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính phủ nữa vào ngày 28/1.
Còn Thủ tướng Berisha cũng kêu gọi những người ủng hộ ông tụ họp tại Tirana vào ngày 29/1 tới trong cuộc míttinh chống bạo lực.
Albania từng lâm vào tình trạng bế tắc về chính trị sau cuộc bầu cử hồi tháng 6/2009, do phe đối lập tẩy chay hoạt động của quốc hội với cáo buộc đảng Dân chủ cầm quyền do Thủ tướng Sali Berisha lãnh đạo, đã gian lận trong cuộc bầu cử này.
Sau những nỗ lực trung gian hòa giải của Hội đồng châu Âu, tháng Hai năm ngoái, phe đối lập đã đồng ý tham gia trở lại mọi hoạt động của quốc hội, song yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về cáo buộc gian lận bầu cử kể trên.
Đảng Xã hội đã tổ chức cuộc biểu tình ngày 21/1 nhằm yêu cầu chính phủ từ chức liên quan tới những cáo buộc tham nhũng. Trước đó, ngày 14/1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Albania Ilir Meta đã từ chức do những cáo buộc tham nhũng./.
Các đảng đối lập đã tẩy chay phiên họp trên.
Tại phiên họp, một ủy ban gồm 11 thành viên đã được thành lập để điều tra về cuộc biểu tình phản đối chính phủ hôm 21/1, sau khi ba người bị chết và hơn 150 người bị thương trong các vụ đụng độ giữa người biểu tình với cảnh sát.
Thủ tướng Albania Sali Berisha đã gọi cuộc biểu tình này là một âm mưu đảo chính và đổ lỗi cho những phần tử cực đoan đối lập về cái chết của ba người kể trên. Còn các nhà lãnh đạo đối lập lại cho rằng lực lượng chính phủ đã nổ súng vào những người biểu tình.
Ủy ban điều tra, trong thời gian ba tháng, sẽ xem xét tất cả những bằng chứng liên quan tới cuộc biểu tình này.
Trong khi đó, bất chấp lời kêu gọi kiềm chế của đại diện quốc tế, cả phe đối lập lẫn lực luợng ủng hộ chính phủ đều đã thông báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình mới. Phát biểu tại lễ tang hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ đụng độ này, lãnh đạo đảng Xã hội đối lập kiêm Thị trưởng Tirana, Edi Rama, đã kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình phản đối chính phủ nữa vào ngày 28/1.
Còn Thủ tướng Berisha cũng kêu gọi những người ủng hộ ông tụ họp tại Tirana vào ngày 29/1 tới trong cuộc míttinh chống bạo lực.
Albania từng lâm vào tình trạng bế tắc về chính trị sau cuộc bầu cử hồi tháng 6/2009, do phe đối lập tẩy chay hoạt động của quốc hội với cáo buộc đảng Dân chủ cầm quyền do Thủ tướng Sali Berisha lãnh đạo, đã gian lận trong cuộc bầu cử này.
Sau những nỗ lực trung gian hòa giải của Hội đồng châu Âu, tháng Hai năm ngoái, phe đối lập đã đồng ý tham gia trở lại mọi hoạt động của quốc hội, song yêu cầu tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về cáo buộc gian lận bầu cử kể trên.
Đảng Xã hội đã tổ chức cuộc biểu tình ngày 21/1 nhằm yêu cầu chính phủ từ chức liên quan tới những cáo buộc tham nhũng. Trước đó, ngày 14/1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Albania Ilir Meta đã từ chức do những cáo buộc tham nhũng./.
(TTXVN/Vietnam+)