Bất chấp việc chính phủ liên bang đã phải ngừng hoạt động sang ngày thứ bảy, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner vẫn tuyên bố cơ quan lập pháp này sẽ không thông qua dự luật ngân sách tạm thời nhằm tái khởi động chính phủ cũng như sẽ không nâng trần nợ công chừng nào Tổng thống Barack Obama chưa nối lại đàm phán.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC ngày 6/10, ông Boehner nhấn mạnh mặc dù có một vài nghị sỹ đảng Cộng hòa mong muốn ủng hộ đảng Dân chủ trong vấn đề thông qua dự luật ngân sách tạm thời để chính phủ có thể hoạt động bình thường trở lại nhưng Hạ viện sẽ chưa tổ chức bất kỳ một cuộc bỏ phiếu nào về vấn đề này trong một vài ngày tới.
Theo ông, sẽ không có chuyện Hạ viện - do đảng Cộng hòa kiểm soát - thông qua dự luật ngân sách đi kèm với điều kiện nâng trần nợ công.
Ông Boehner cảnh báo sự tín nhiệm của chính phủ Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức, vì chính quyền của Tổng thống Obama đã từ chối tiếp tục thảo luận về vấn đề ngân sách theo các đề xuất của Hạ viện, đồng thời cho biết đảng Cộng hòa chỉ quan tâm đến những cuộc thảo luận riêng rẽ, không có chuyện gộp cả hai nội dung thảo luận vào làm một.
[Phần lớn nhân viên Lầu Năm Góc sẽ trở lại làm việc]
Phản ứng trước thái độ trên của đảng Cộng hòa, nghị sỹ đảng Dân chủ Charles Schumer tuyên bố đảng Dân chủ sẵn sàng đàm phán nhưng không phải trong tình trạng "súng kề đầu" như vậy. Trong khi đó, Tổng thống Obama có phản ứng mềm mỏng hơn khi chỉ hối thúc đảng Cộng hòa nhanh chóng hành động để tái khởi động chính phủ và tăng trần nợ công vô điều kiện.
Liên quan đến vấn đề nợ công của Mỹ có thể chạm trần vào ngày 17/10 tới, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew ngày 6/10 cảnh báo Quốc hội nước này đang "đùa với lửa" khi cố tình đẩy đất nước tiến sát bờ vực vỡ nợ về mặt kỹ thuật.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, ông Lew cảnh báo Mỹ có thể sẽ mất hết khả năng vay mượn tài chính vào trước ngày 17/10, thời điểm Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 30 tỷ USD trong ngân sách chính phủ.
Ông nói rõ hiện chính phủ Mỹ đang phải gồng mình hoạt động với mức chi phí lên đến 60 tỷ USD/ngày và nguy cơ vỡ nợ đang thực sự cận kề.
Người đứng đầu ngành tài chính Mỹ cũng cảnh báo đây là lần thứ 17 chính phủ không còn khả năng chi trả và phải ngừng hoạt động. Nếu Quốc hội không nhanh chóng nâng trần nợ công trước thời điểm trên thì một kích bản tồi tệ sẽ có thể xảy ra với nền kinh tế Mỹ.
Bất đồng giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ về vấn đề ngân sách chủ yếu do những bất đồng xung quanh Đạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, hay còn gọi là Obamacare. Đạo luật quy định tất cả người dân Mỹ đều phải có bảo hiểm sức khỏe vào trước năm 2014, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Luật cải cách y tế của ông Obama hy vọng sẽ giúp khoảng 32 triệu người trong số 50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm. Ðể có kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả người dân, chính quyền Obama đề nghị tăng thuế 5% đối với những người giàu có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm trở lên.
Giới nhà giàu Mỹ và các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã kịch liệt phản đối đạo luật này sẽ làm tăng khoảng 500 tỷ USD tiền thuế đối với người Mỹ./.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC ngày 6/10, ông Boehner nhấn mạnh mặc dù có một vài nghị sỹ đảng Cộng hòa mong muốn ủng hộ đảng Dân chủ trong vấn đề thông qua dự luật ngân sách tạm thời để chính phủ có thể hoạt động bình thường trở lại nhưng Hạ viện sẽ chưa tổ chức bất kỳ một cuộc bỏ phiếu nào về vấn đề này trong một vài ngày tới.
Theo ông, sẽ không có chuyện Hạ viện - do đảng Cộng hòa kiểm soát - thông qua dự luật ngân sách đi kèm với điều kiện nâng trần nợ công.
Ông Boehner cảnh báo sự tín nhiệm của chính phủ Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức, vì chính quyền của Tổng thống Obama đã từ chối tiếp tục thảo luận về vấn đề ngân sách theo các đề xuất của Hạ viện, đồng thời cho biết đảng Cộng hòa chỉ quan tâm đến những cuộc thảo luận riêng rẽ, không có chuyện gộp cả hai nội dung thảo luận vào làm một.
[Phần lớn nhân viên Lầu Năm Góc sẽ trở lại làm việc]
Phản ứng trước thái độ trên của đảng Cộng hòa, nghị sỹ đảng Dân chủ Charles Schumer tuyên bố đảng Dân chủ sẵn sàng đàm phán nhưng không phải trong tình trạng "súng kề đầu" như vậy. Trong khi đó, Tổng thống Obama có phản ứng mềm mỏng hơn khi chỉ hối thúc đảng Cộng hòa nhanh chóng hành động để tái khởi động chính phủ và tăng trần nợ công vô điều kiện.
Liên quan đến vấn đề nợ công của Mỹ có thể chạm trần vào ngày 17/10 tới, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew ngày 6/10 cảnh báo Quốc hội nước này đang "đùa với lửa" khi cố tình đẩy đất nước tiến sát bờ vực vỡ nợ về mặt kỹ thuật.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN, ông Lew cảnh báo Mỹ có thể sẽ mất hết khả năng vay mượn tài chính vào trước ngày 17/10, thời điểm Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 30 tỷ USD trong ngân sách chính phủ.
Ông nói rõ hiện chính phủ Mỹ đang phải gồng mình hoạt động với mức chi phí lên đến 60 tỷ USD/ngày và nguy cơ vỡ nợ đang thực sự cận kề.
Người đứng đầu ngành tài chính Mỹ cũng cảnh báo đây là lần thứ 17 chính phủ không còn khả năng chi trả và phải ngừng hoạt động. Nếu Quốc hội không nhanh chóng nâng trần nợ công trước thời điểm trên thì một kích bản tồi tệ sẽ có thể xảy ra với nền kinh tế Mỹ.
Bất đồng giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ về vấn đề ngân sách chủ yếu do những bất đồng xung quanh Đạo luật cải cách y tế của Tổng thống Obama, hay còn gọi là Obamacare. Đạo luật quy định tất cả người dân Mỹ đều phải có bảo hiểm sức khỏe vào trước năm 2014, nếu không sẽ bị phạt tiền.
Luật cải cách y tế của ông Obama hy vọng sẽ giúp khoảng 32 triệu người trong số 50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế sẽ được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm. Ðể có kinh phí cung cấp bảo hiểm sức khỏe cho tất cả người dân, chính quyền Obama đề nghị tăng thuế 5% đối với những người giàu có thu nhập từ hơn 1 triệu USD/năm trở lên.
Giới nhà giàu Mỹ và các nghị sỹ đảng Cộng hòa đã kịch liệt phản đối đạo luật này sẽ làm tăng khoảng 500 tỷ USD tiền thuế đối với người Mỹ./.
(TTXVN)