Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 8/4 đã hoan nghênh Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) mới mà các nhà lãnh đạo Mỹ và Nga ký cùng ngày ở Prague, Cộng hòa Séc, là một "mốc lịch sử quan trọng trong nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy mục tiêu giải trừ hạt nhân và xây dựng một thế giới không vũ khí hạt nhân."
Tuyên bố của ông Ban Ki-moon nêu rõ "thành quả đầy ý nghĩa này cũng sẽ góp phần tạo ra một bầu không khí tích cực" cho Hội nghị tổng kết Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) diễn ra trong tuần tới tại trụ sở Liên hợp quốc.
Cùng ngày, Tổng Thư ký NATO Fogh Rasmussen đã ca ngợi hiệp ước lịch sử giữa Nga và Mỹ nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng các mối quan hệ đang ấm lên sẽ mở đường cho sự hợp tác sâu sắc hơn.
Ông Raxmusen nêu rõ: "Đây thực sự là một bước tiến quan trọng hướng tới việc kiểm soát và cắt giảm vũ khí, mở đường cho mục tiêu cắt giảm hơn nữa."
Ông hy vọng mối quan hệ ngày càng cải thiện giữa Washington và Mátxcơva sẽ mở đường cho sự hợp tác về một lá chắn tên lửa chung trải dài từ Vancouver, Canada đến Vladivostok, Nga, đặc biệt trong bối cảnh "chúng ta đang đối mặt với những mối đe dọa thực sự, nhất là từ Iran."
Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner tuyên bố: "START mới chứng thực nguyện vọng của các tổng thống Nga và Mỹ quyết tâm hành động hướng tới mục tiêu giải trừ hạt nhân. Pháp vui mừng khi các cường quốc hạt nhân khác đang áp dụng chính sách tương tự chính sách Paris và London đã kiên trì theo đuổi hơn 10 năm qua.
Từ Athens, Thủ tướng Hy Lạp Georges Papandreou khẳng định START mới là "một bước tiến rất quan trọng" hướng tới hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn thế giới. Theo ông, những "tiến triển tích cực" này đang tạo ra những điều kiện để đạt được những kết quả khích lệ tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân diễn ra ở Washington vào tuần tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, Hoàng hậu Jordan Rania, thành viên "Global Zero" - một tổ chức quốc tế đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, cho rằng thế giới đang tiến đến một "bước ngoặt" với việc Nga và Mỹ vừa ký kết hiệp ước cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của hai nước. Tuy nhiên, bà khẳng định "chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm."
Cùng ngày, những người sống sót trong hai vụ ném bom nguyên tử đầu tiên và cũng là duy nhất của Mỹ tại Nhật Bản, cùng các nhà lãnh đạo nước này đã lên tiếng hoan nghênh hiệp ước START mới, cho rằng động thái trên là bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Nhìn chung, thế giới đều chung đánh giá START mới là một thỏa thuận bước ngoặt, tiến tới một thế giới phi hạt nhân. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi được các Quốc hội Mỹ và Nga thông qua. Đây lại là một "cửa ải" không mấy dễ dàng.
Theo luật Mỹ, để START mới được Thượng viện thông qua buộc phải có 67/100 thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ, trong khi đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama chỉ có 57 ghế tại cơ quan lập pháp này. Xét về tương quan lực lượng, việc đảng Dân chủ muốn kiếm đủ phiếu ủng hộ là rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh cuối năm ngoái, hàng chục thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa đã gửi thư cho Tổng thống Obama nói rằng START mới không được hạn chế và ảnh hưởng đến hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ.
Ngày 8/4, các thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ kêu gọi Thượng viện Mỹ nhanh chóng phê chuẩn hiệp ước START mới, bởi theo lời Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đây là một "văn kiện là quá quan trọng không thể trì hoãn."
Trong khi đó, hai thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa cũng lên tiếng rằng văn kiện này sẽ khó được Thượng viện Mỹ thông qua nếu thiếu chương trình hiện đại hóa số vũ khí hạt nhân còn lại của Mỹ.
Trong một tuyên bố tối 8/4, hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa là John Kyl và John McCain nói họ đang nghiên cứu nội dung START mới nhưng vấn đề mà họ quan tâm chính là hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân Mỹ và tác động của hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD). Quan điểm của hai nghị sĩ hàng đầu này sẽ có tác động tới các nghị sĩ của đảng Cộng hòa./.
Tuyên bố của ông Ban Ki-moon nêu rõ "thành quả đầy ý nghĩa này cũng sẽ góp phần tạo ra một bầu không khí tích cực" cho Hội nghị tổng kết Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) diễn ra trong tuần tới tại trụ sở Liên hợp quốc.
Cùng ngày, Tổng Thư ký NATO Fogh Rasmussen đã ca ngợi hiệp ước lịch sử giữa Nga và Mỹ nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng các mối quan hệ đang ấm lên sẽ mở đường cho sự hợp tác sâu sắc hơn.
Ông Raxmusen nêu rõ: "Đây thực sự là một bước tiến quan trọng hướng tới việc kiểm soát và cắt giảm vũ khí, mở đường cho mục tiêu cắt giảm hơn nữa."
Ông hy vọng mối quan hệ ngày càng cải thiện giữa Washington và Mátxcơva sẽ mở đường cho sự hợp tác về một lá chắn tên lửa chung trải dài từ Vancouver, Canada đến Vladivostok, Nga, đặc biệt trong bối cảnh "chúng ta đang đối mặt với những mối đe dọa thực sự, nhất là từ Iran."
Trong một thông cáo, Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner tuyên bố: "START mới chứng thực nguyện vọng của các tổng thống Nga và Mỹ quyết tâm hành động hướng tới mục tiêu giải trừ hạt nhân. Pháp vui mừng khi các cường quốc hạt nhân khác đang áp dụng chính sách tương tự chính sách Paris và London đã kiên trì theo đuổi hơn 10 năm qua.
Từ Athens, Thủ tướng Hy Lạp Georges Papandreou khẳng định START mới là "một bước tiến rất quan trọng" hướng tới hòa bình, an ninh và ổn định trên toàn thế giới. Theo ông, những "tiến triển tích cực" này đang tạo ra những điều kiện để đạt được những kết quả khích lệ tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân diễn ra ở Washington vào tuần tới.
Phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, Hoàng hậu Jordan Rania, thành viên "Global Zero" - một tổ chức quốc tế đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, cho rằng thế giới đang tiến đến một "bước ngoặt" với việc Nga và Mỹ vừa ký kết hiệp ước cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của hai nước. Tuy nhiên, bà khẳng định "chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm."
Cùng ngày, những người sống sót trong hai vụ ném bom nguyên tử đầu tiên và cũng là duy nhất của Mỹ tại Nhật Bản, cùng các nhà lãnh đạo nước này đã lên tiếng hoan nghênh hiệp ước START mới, cho rằng động thái trên là bước đi đầu tiên hướng tới mục tiêu loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Nhìn chung, thế giới đều chung đánh giá START mới là một thỏa thuận bước ngoặt, tiến tới một thế giới phi hạt nhân. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực sau khi được các Quốc hội Mỹ và Nga thông qua. Đây lại là một "cửa ải" không mấy dễ dàng.
Theo luật Mỹ, để START mới được Thượng viện thông qua buộc phải có 67/100 thượng nghị sĩ bỏ phiếu ủng hộ, trong khi đảng Dân chủ của Tổng thống Barack Obama chỉ có 57 ghế tại cơ quan lập pháp này. Xét về tương quan lực lượng, việc đảng Dân chủ muốn kiếm đủ phiếu ủng hộ là rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh cuối năm ngoái, hàng chục thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa đã gửi thư cho Tổng thống Obama nói rằng START mới không được hạn chế và ảnh hưởng đến hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ.
Ngày 8/4, các thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ kêu gọi Thượng viện Mỹ nhanh chóng phê chuẩn hiệp ước START mới, bởi theo lời Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đây là một "văn kiện là quá quan trọng không thể trì hoãn."
Trong khi đó, hai thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa cũng lên tiếng rằng văn kiện này sẽ khó được Thượng viện Mỹ thông qua nếu thiếu chương trình hiện đại hóa số vũ khí hạt nhân còn lại của Mỹ.
Trong một tuyên bố tối 8/4, hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa là John Kyl và John McCain nói họ đang nghiên cứu nội dung START mới nhưng vấn đề mà họ quan tâm chính là hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân Mỹ và tác động của hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD). Quan điểm của hai nghị sĩ hàng đầu này sẽ có tác động tới các nghị sĩ của đảng Cộng hòa./.
(TTXVN/Vietnam+)