Quy hoạch Hà Nội cần ý kiến của chuyên gia

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các bộ, ngành chức năng và Thành phố Hà Nội đã nghe Liên danh tư vấn báo cáo lần 1 về Đồ án Quy hoach chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Phạm Gia Khiêm, Hoàng Trung Hải cùng lãnh đạo các bộ, ngành chức năng và Thành phố Hà Nội đã nghe Liên danh tư vấn báo cáo lần 1 về Đồ án Quy hoach chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Báo cáo lần 1 của Liên danh tư vấn PERKINS EASTMAN-POSCO E$C-JINA (Hoa Kỳ-Hàn Quốc) gọi tắt là PPJ trình bày về các nội dung thực hiện Đồ án Quy hoạch: Khung làm việc, hiện trạng thủ đô, kinh nghiệm quốc tế và các bước tiếp theo.

Các chuyên gia Hoa Kỳ và Hàn Quốc của Liên danh tư vấn đã đưa ra 2 ý tưởng A và B, trong đó nêu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ý tưởng.

Theo đó, ý tưởng A có điểm mạnh là hành lang xanh rộng 10-12 km, khu vực hai thành phố vệ tinh lớn tận dụng tối đa đầu tư cơ sở hạ tầng và giao thông, vùng không gian mở rộng lớn và vùng nông nghiệp, vị trí Trung tâm hành chính quốc gia là xúc tác đem lại sức sống mới cho sông Hồng. Tuy nhiên, điểm yếu của ý tưởng này là Trung tâm hành chính quốc gia đặt tại khu đất hạn chế sẵn có và tác động đến các dự án đã trình.

Điểm mạnh của ý tưởng B là có thể giữ đa số các dự án đã trình, Trung tâm hành chính quốc gia là xúc tác cho thành phố mới, các thành phố vệ tinh qui mô nhỏ hơn tạo thuận lợi cho các vùng chức năng chuyên biệt, vị trí trung tâm y tế và đại học thiết lập các chức năng chính cho các vùng đô thị mới. Tuy nhiên, điểm yếu của ý tưởng này là sự phát triển có tác động đến các làng nghề và các khu nông nghiệp, sân bay thứ hai hạn chế sự phát triển hỗn hợp về phía Nam.

Hai ý tưởng đưa ra với chiến lược phát triển là 60% hành lang xanh và 40% phát triển đô thị, trong đó 60% hành lang xanh có 40% là các vùng bảo tồn và 20% phát triển dựa trên bảo tồn, 40% phát triển đô thị sẽ có 20% các vùng phát triển mới và 20% các vùng đã đô thị hóa.

Cấu trúc không gian được xây dựng bao gồm hành lang xanh, vùng công nghiệp, vùng nhà ở, các cụm khu vực, các cụm làng với mục tiêu phát triển bền vững thành phố 10 triệu dân vào năm 2030.

Góp ý vào báo cáo lần 1 về Đồ án Quy hoạch xây dựng Hà Nội, Thường trực Chính phủ và thành phố Hà Nội cho rằng Đồ án Quy hoạch đã cơ bản bám sát định hướng quy hoạch Thủ đô được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đưa ra các chỉ tiêu về đất đai, di sản, con người, phát triển với mục tiêu phát triển bền vững về môi trường, văn hóa - xã hội và kinh tế.

Tuy nhiên, Thường trực Chính phủ cũng cho rằng, tác phẩm mới đang trong quá trình chuẩn bị cần phải được điều tra, khảo sát thực tiễn thật kỹ để đề xuất chắc chắn, bám sát ý tưởng ban đầu là xây thành phố vệ tinh và hành lang xanh. Từ đó, xây dựng các chỉ tiêu để xây dựng các chính sách cần thiết.

Kết thúc buổi làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội phải bám sát quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tiêu trí xây dựng Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của một đất nước công nghiệp phát triển với dân số 130 triệu dân.

Thủ tướng gợi ý, dựa trên 2 ý tưởng trên, tư vấn cần xây dựng một số phương án cụ thể về bố trí không gian, từ đó định hướng phát triển cơ sở hạ tầng: đường bộ, đường sắt, đường ngầm và sân bay gắn kết vùng, đồng thời điều tra kỹ 744 dự án để xây dựng phương án khả thi nhất.

Trên tinh thần này, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cùng các bộ, ngành chức năng và Thành phố Hà Nội đưa ra những định hướng để các chuyên gia tư vấn triển khai phù hợp với yêu cầu và tiến độ đã đề ra, đồng thời cần lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia trong nước trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội phát triển bền vững./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục