Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định ngày 24/1 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là vị trí trung tâm và cửa ngõ chiến lược về đường biển và đường hàng không; đảm bảo sự liên kết giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không và cảng biển; sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với vai trò là đầu mối giao thông với các tỉnh, thành phố trong vùng.
Về vận tải, mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát triển mạnh vận tải công cộng ở các đô thị, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.
Khối lượng vận tải toàn vùng sẽ đạt khoảng 450-500 triệu tấn hàng hóa và 700-800 triệu hành khách/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân 9-10%/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15-20%.
Về kết cấu hạ tầng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 500km đường bộ cao tốc; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường nông thôn được cứng hóa mặt đường. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1; kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế, nhà máy, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn; nhanh chóng phát triển các tuyến vận tải bánh sắt khối lượng lớn tại các đô thị, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
Hệ thống cảng biển từng bước được nâng cấp, mở rộng đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Lạch Huyện cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT, Cái Lân cho tàu đến 50.000 DWT. Đối với hệ thống các tuyến đường thủy nội địa đang quản lý sẽ hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật đảm bảo chạy tàu 24/24h; đồng thời phấn đấu tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý.
Xây dựng mới cảng container Phù Đổng, các cảng khách đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; chuyển đổi công năng cảng Hà Nội để chủ yếu phục vụ du lịch kết hợp bốc xếp hàng sạch. Đối với các cảng hàng không hiện có tiếp tục nâng cấp, mở rộng, đồng thời từng bước xây dựng các cảng hàng không mới theo quy hoạch. Hoàn thành nhà ga T2 Nội Bài trước năm 2015.
Đối với giao thông đô thị Thủ đô Hà Nội, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm gồm các trục chính đô thị, các trục hướng tâm, các tuyến vành đai, các tuyến vận tải bánh sắt khối lượng lớn, hệ thống giao thông tĩnh theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15%.
Quy hoạch phát triển vận tải dựa trên việc tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu, như Hành lang Bắc-Nam gồm bốn phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Các Hành lang Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Quảng Ninh, Hà Nội-Lào Cai gồm ba phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; Hành lang Hà Nội-Lạng Sơn gồm hai phương thức vận tải đường bộ và đường sắt. Hành lang Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh gồm 2 phương thức vận tải đường bộ và đường thủy nội địa.
Quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm phát triển vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3./.
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của vùng là vị trí trung tâm và cửa ngõ chiến lược về đường biển và đường hàng không; đảm bảo sự liên kết giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng không và cảng biển; sự liên kết giữa Thủ đô Hà Nội với vai trò là đầu mối giao thông với các tỉnh, thành phố trong vùng.
Về vận tải, mục tiêu đến năm 2020 đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường trên cơ sở tổ chức vận tải hợp lý và phát triển mạnh vận tải công cộng ở các đô thị, vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.
Khối lượng vận tải toàn vùng sẽ đạt khoảng 450-500 triệu tấn hàng hóa và 700-800 triệu hành khách/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân 9-10%/năm. Vận tải hành khách công cộng đô thị Hà Nội đạt 35%, Hải Phòng và các đô thị tương đương khác đạt 15-20%.
Về kết cấu hạ tầng, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành khoảng 500km đường bộ cao tốc; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường nông thôn được cứng hóa mặt đường. Hoàn thành cải tạo, nâng cấp mạng đường sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp 1; kết nối đường sắt với các cảng biển quốc tế, nhà máy, khu kinh tế, khu mỏ và các trung tâm du lịch lớn; nhanh chóng phát triển các tuyến vận tải bánh sắt khối lượng lớn tại các đô thị, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
Hệ thống cảng biển từng bước được nâng cấp, mở rộng đáp ứng lượng hàng hóa thông qua trong từng thời kỳ; tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Lạch Huyện cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT, Cái Lân cho tàu đến 50.000 DWT. Đối với hệ thống các tuyến đường thủy nội địa đang quản lý sẽ hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật đảm bảo chạy tàu 24/24h; đồng thời phấn đấu tăng chiều dài đường thủy nội địa được quản lý.
Xây dựng mới cảng container Phù Đổng, các cảng khách đầu mối tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; chuyển đổi công năng cảng Hà Nội để chủ yếu phục vụ du lịch kết hợp bốc xếp hàng sạch. Đối với các cảng hàng không hiện có tiếp tục nâng cấp, mở rộng, đồng thời từng bước xây dựng các cảng hàng không mới theo quy hoạch. Hoàn thành nhà ga T2 Nội Bài trước năm 2015.
Đối với giao thông đô thị Thủ đô Hà Nội, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm gồm các trục chính đô thị, các trục hướng tâm, các tuyến vành đai, các tuyến vận tải bánh sắt khối lượng lớn, hệ thống giao thông tĩnh theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội mở rộng để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 15%.
Quy hoạch phát triển vận tải dựa trên việc tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu, như Hành lang Bắc-Nam gồm bốn phương thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không.
Các Hành lang Hà Nội-Hải Phòng, Hà Nội-Quảng Ninh, Hà Nội-Lào Cai gồm ba phương thức vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa; Hành lang Hà Nội-Lạng Sơn gồm hai phương thức vận tải đường bộ và đường sắt. Hành lang Ninh Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh gồm 2 phương thức vận tải đường bộ và đường thủy nội địa.
Quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm phát triển vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/3./.
(TTXVN/Vietnam+)