Ngày 8/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm thời kỳ 2011-2015 là 7,5% và thời kỳ 2016-2020 trên 8%.
Theo Quy hoạch, GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 USD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP của vùng là 27%, công nghiệp-xây dựng 34,1% và dịch vụ 38,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 21,9% - 38,7% - 39,4%. Phấn đấu các mục tiêu về xã hội của vùng đạt mức trung bình của cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3-4%; trong mỗi kế hoạch 5 năm giải quyết việc làm cho khoảng 250.000 đến 300.000 lao động.
Quyết định nêu rõ, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-4,5%/năm thời kỳ 2011-2015 và 3,5-4%/năm thời kỳ 2016-2020.
Cụ thể, tập trung phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như cây chè, cao su, càphê, cây ăn quả, dược liệu, hoa, rau màu trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của từng địa phương và nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê, chăn nuôi lợn với quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Đồng thời, phát triển nuôi trồng một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá hồi, cá tầm, cá tiểu bạc và các loài cá nước lạnh khác trên một số địa bàn có lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu thuộc các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La.
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sức cạnh tranh thu hút nhiều lao động. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 11,5% thời kỳ 2011-2015 và 12,5% thời kỳ 2016-2020.
Đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để khai thác đi đôi với chế biến sâu khoáng sản apatit (Lào Cai); đồng Sin Quyền (Lào Cai); Niken-đồng Bản Phúc (Sơn La); vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên); sắt Quý Sa và Làng Lếch (Lào Cai), Trại Cau (Thái Nguyên); thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì, kẽm, cao lanh, vật liệu xây dựng; đổi mới công nghệ khu gang thép Thái Nguyên.
Phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Tuyên Quang và các nhà máy ván ép xuất khẩu trên địa bàn; duy trì và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chè tại các tỉnh trọng điểm như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La; chế biến sữa tại Mộc Châu (Sơn La) và các loại nông sản, thực phẩm tại các địa phương có lợi thế đã hình thành vùng chuyên canh.
Về giáo dục và đào tạo, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học như Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) và các trường cao đẳng, cơ sở dạy nghề trong Vùng; hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
Bên cạnh đó, đổi mới cơ cấu đào tạo theo nhu cầu thị trường; ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân tộc thiểu số của các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở cho các địa phương trong vùng.
Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, trọng tâm là phòng chống sốt rét, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và phòng chống dịch bệnh. Chủ động phòng chống, đẩy lùi và thanh toán các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám đa khoa và các trung tâm y tế, trạm y tế xã trên địa bàn vùng. Xây dựng các trung tâm y tế khu vực chất lượng cao tại Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; xây dựng hoàn chỉnh bệnh viện qui mô vùng tại Sơn La, các bệnh viện điều dưỡng-phục hồi chức năng ở các tỉnh trên địa bàn vùng./.
Theo Quy hoạch, GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 USD, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm thủy sản trong GDP của vùng là 27%, công nghiệp-xây dựng 34,1% và dịch vụ 38,9%; đến năm 2020, tỷ trọng tương ứng của các ngành là 21,9% - 38,7% - 39,4%. Phấn đấu các mục tiêu về xã hội của vùng đạt mức trung bình của cả nước; giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 3-4%; trong mỗi kế hoạch 5 năm giải quyết việc làm cho khoảng 250.000 đến 300.000 lao động.
Quyết định nêu rõ, phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản với tốc độ tăng trưởng bình quân 4-4,5%/năm thời kỳ 2011-2015 và 3,5-4%/năm thời kỳ 2016-2020.
Cụ thể, tập trung phát triển các vùng chuyên canh tập trung với quy mô thích hợp như cây chè, cao su, càphê, cây ăn quả, dược liệu, hoa, rau màu trên cơ sở xác định lợi thế so sánh của từng địa phương và nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê, chăn nuôi lợn với quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp. Đồng thời, phát triển nuôi trồng một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá hồi, cá tầm, cá tiểu bạc và các loài cá nước lạnh khác trên một số địa bàn có lợi thế về điều kiện địa hình, khí hậu thuộc các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Sơn La.
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, công nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng có sức cạnh tranh thu hút nhiều lao động. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ gắn với phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 11,5% thời kỳ 2011-2015 và 12,5% thời kỳ 2016-2020.
Đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để khai thác đi đôi với chế biến sâu khoáng sản apatit (Lào Cai); đồng Sin Quyền (Lào Cai); Niken-đồng Bản Phúc (Sơn La); vonfram Núi Pháo (Thái Nguyên); sắt Quý Sa và Làng Lếch (Lào Cai), Trại Cau (Thái Nguyên); thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), chì, kẽm, cao lanh, vật liệu xây dựng; đổi mới công nghệ khu gang thép Thái Nguyên.
Phát triển vùng nguyên liệu cho các nhà máy giấy Bãi Bằng, nhà máy giấy Tuyên Quang và các nhà máy ván ép xuất khẩu trên địa bàn; duy trì và phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chè tại các tỉnh trọng điểm như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La; chế biến sữa tại Mộc Châu (Sơn La) và các loại nông sản, thực phẩm tại các địa phương có lợi thế đã hình thành vùng chuyên canh.
Về giáo dục và đào tạo, tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực đào tạo cho các trường đại học như Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) và các trường cao đẳng, cơ sở dạy nghề trong Vùng; hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên.
Bên cạnh đó, đổi mới cơ cấu đào tạo theo nhu cầu thị trường; ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân tộc thiểu số của các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhu cầu cán bộ của hệ thống chính trị cơ sở cho các địa phương trong vùng.
Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, trọng tâm là phòng chống sốt rét, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và phòng chống dịch bệnh. Chủ động phòng chống, đẩy lùi và thanh toán các bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa trang thiết bị cho bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, phòng khám đa khoa và các trung tâm y tế, trạm y tế xã trên địa bàn vùng. Xây dựng các trung tâm y tế khu vực chất lượng cao tại Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; xây dựng hoàn chỉnh bệnh viện qui mô vùng tại Sơn La, các bệnh viện điều dưỡng-phục hồi chức năng ở các tỉnh trên địa bàn vùng./.
(TTXVN)