Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang trình Chính phủ xem xét phê duyệt “Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn 2030,” với mục tiêu đảm bảo giữ vững 3,8 triệu ha đất lúa; trong đó 3,2 triệu ha đất lúa từ hai vụ trở lên, có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh.
Điểm nhấn của quy hoạch là việc sử dụng đất lúa phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí đất lúa với quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy hoạch đất lúa ngoài việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang các mục đích sử dụng khác, quy hoạch cũng dựa vào việc ứng dụng mạnh các thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp với đầu tư thủy lợi nhằm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
Quy hoạch sử dụng đất lúa gắn với việc thực hiện các chính sách bảo vệ, quản lý và phát triển đất lúa; chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa; chính sách đối với các địa phương thuộc vùng quy hoạch chuyên sản xuất lúa…, tạo động lực cho sản xuất lúa gạo phát triển, nâng cao đời sống cho người dân và lợi ích của các địa phương trồng lúa.
Qua tổng hợp báo cáo về hiện trạng đất lúa ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2010 diện tích đất lúa cả nước là gần 4,1 triệu ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ quy hoạch đến năm 2020, đất lúa sử dụng cho sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài là 3,81 triệu ha; trong đó có 3,22 triệu ha đất lúa hai vụ trở lên có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh.
Dự kiến đất lúa mất đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2010 là 5.700ha và năm 2030 là 19.900ha. Quy hoạch đất lúa trên sẽ được phân bổ cho từng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số này, quy hoạch đất lúa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần giữ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 là lớn nhất, đạt hơn 1,83 triệu ha.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn 200-2010, tuy chưa có quy hoạch sử dụng đất lúa riêng, nhưng quy hoạch sử dụng đất lúa đã được coi trọng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung cả nước và các địa phương.
Từ năm 2000 đến nay, dù đất lúa giảm nhưng chất lượng đất được cải thiện, hệ số sử dụng tăng do có sự đầu tư phát triển thủy lợi và khoa học công nghệ, nhất là giống lúa, nên năng suất tăng bình quân 2,45%/năm.
Việc chuyển đổi đất lúa một vụ, năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả đã có hiệu quả thiết thực. Giá trị sản lượng một ha nuôi trồng thủy sản thường cao gấp 4-7 lần vụ lúa; tương tự với cây công nghiệp, cây ăn quả cũng cao hơn 2-3 lần đất lúa một vụ./.
Điểm nhấn của quy hoạch là việc sử dụng đất lúa phải đảm bảo sự thống nhất và phù hợp về quy mô và địa bàn bố trí đất lúa với quy hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy hoạch đất lúa ngoài việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế thấp nhất việc chuyển đổi đất lúa sang các mục đích sử dụng khác, quy hoạch cũng dựa vào việc ứng dụng mạnh các thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp với đầu tư thủy lợi nhằm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ.
Quy hoạch sử dụng đất lúa gắn với việc thực hiện các chính sách bảo vệ, quản lý và phát triển đất lúa; chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa; chính sách đối với các địa phương thuộc vùng quy hoạch chuyên sản xuất lúa…, tạo động lực cho sản xuất lúa gạo phát triển, nâng cao đời sống cho người dân và lợi ích của các địa phương trồng lúa.
Qua tổng hợp báo cáo về hiện trạng đất lúa ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến năm 2010 diện tích đất lúa cả nước là gần 4,1 triệu ha.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự kiến phân bổ quy hoạch đến năm 2020, đất lúa sử dụng cho sản xuất lúa gạo đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài là 3,81 triệu ha; trong đó có 3,22 triệu ha đất lúa hai vụ trở lên có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh.
Dự kiến đất lúa mất đi do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năm 2010 là 5.700ha và năm 2030 là 19.900ha. Quy hoạch đất lúa trên sẽ được phân bổ cho từng vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số này, quy hoạch đất lúa cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần giữ đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 là lớn nhất, đạt hơn 1,83 triệu ha.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong giai đoạn 200-2010, tuy chưa có quy hoạch sử dụng đất lúa riêng, nhưng quy hoạch sử dụng đất lúa đã được coi trọng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung cả nước và các địa phương.
Từ năm 2000 đến nay, dù đất lúa giảm nhưng chất lượng đất được cải thiện, hệ số sử dụng tăng do có sự đầu tư phát triển thủy lợi và khoa học công nghệ, nhất là giống lúa, nên năng suất tăng bình quân 2,45%/năm.
Việc chuyển đổi đất lúa một vụ, năng suất thấp, bấp bênh sang nuôi trồng thủy sản, trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả đã có hiệu quả thiết thực. Giá trị sản lượng một ha nuôi trồng thủy sản thường cao gấp 4-7 lần vụ lúa; tương tự với cây công nghiệp, cây ăn quả cũng cao hơn 2-3 lần đất lúa một vụ./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)