Sáng 29/12, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý quýt Bắc Kạn và nhãn hiệu tập thể miến dong Bắc Kạn. Đây là những sản phẩm đặc biệt của Bắc Kạn, khẳng định được uy tín, chất lượng trên thị trường, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.
Quýt Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào ngày 14/11/2012. Như vậy, sau sản phẩn hồng không hạt, đây là sản phẩm thứ hai của tỉnh Bắc Kạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Quýt Bắc Kạn được phân biệt với các giống quýt khác nhờ các đặc thù về cảm quan cũng như chất lượng, với hình dạng quả tròn dẹt; vỏ nhẵn, màu vàng; múi to đều mọng nước; tép quả màu vàng rơm, không nát; vị chua, ngọt dịu, mềm vừa phải, mùi rất thơm, bóc dễ.
Danh tiếng và chất lượng đặc thù của quýt Bắc Kạn gắn liền với khu vực địa lý có tọa độ thích hợp, thuộc địa phận các xã Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong (huyện Bạch Thông), Rã Bản, Phương Viên, Đông Viên (huyện Chợ Đồn), Thượng Giáo, Địa Linh, Chu Hương, Mỹ Phương, Cao Trĩ, Yến Dương (huyện Ba Bể)...
Miến dong Bắc Kạn là sản phẩm đặc sản, có giá trị kinh tế cao, có uy tín trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng. Trong một thời gian dài, do chưa được đăng ký thương hiệu nên đã bị “nhái,” khiến uy tín, chất lượng và lợi ích của người trồng và sản xuất miến dong cũng như lợi ích người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 192720 ngày 2/10/2012 về nhãn hiệu sản phẩm tập thể miến dong là hết sức cần thiết, giúp cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương mở rộng diện tích, quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, có thu nhập ổn định, bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo hộ sản phẩm và chỉ dẫn địa lý. Bắc Kạn có tiềm năng phát triển các loại cây kinh tế đặc sản, việc có được chỉ dẫn địa lý cho quýt Bắc Kạn, chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho miến dong Bắc Kạn chỉ là bước đầu.
Chính quyền các cấp cần tập trung quy hoạch thành vùng; tập trung các biện pháp khoa học để đẩy mạnh thâm canh, chọn giống, giải pháp canh tác, mật độ... để các loại cây trồng phát triển tốt, lâu dài, thành hàng hóa có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước./.
Quýt Bắc Kạn được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý vào ngày 14/11/2012. Như vậy, sau sản phẩn hồng không hạt, đây là sản phẩm thứ hai của tỉnh Bắc Kạn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.
Quýt Bắc Kạn được phân biệt với các giống quýt khác nhờ các đặc thù về cảm quan cũng như chất lượng, với hình dạng quả tròn dẹt; vỏ nhẵn, màu vàng; múi to đều mọng nước; tép quả màu vàng rơm, không nát; vị chua, ngọt dịu, mềm vừa phải, mùi rất thơm, bóc dễ.
Danh tiếng và chất lượng đặc thù của quýt Bắc Kạn gắn liền với khu vực địa lý có tọa độ thích hợp, thuộc địa phận các xã Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong (huyện Bạch Thông), Rã Bản, Phương Viên, Đông Viên (huyện Chợ Đồn), Thượng Giáo, Địa Linh, Chu Hương, Mỹ Phương, Cao Trĩ, Yến Dương (huyện Ba Bể)...
Miến dong Bắc Kạn là sản phẩm đặc sản, có giá trị kinh tế cao, có uy tín trên thị trường, được khách hàng ưa chuộng. Trong một thời gian dài, do chưa được đăng ký thương hiệu nên đã bị “nhái,” khiến uy tín, chất lượng và lợi ích của người trồng và sản xuất miến dong cũng như lợi ích người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Việc Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 192720 ngày 2/10/2012 về nhãn hiệu sản phẩm tập thể miến dong là hết sức cần thiết, giúp cho chính quyền cũng như nhân dân địa phương mở rộng diện tích, quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng, có thu nhập ổn định, bền vững.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bảo hộ sản phẩm và chỉ dẫn địa lý. Bắc Kạn có tiềm năng phát triển các loại cây kinh tế đặc sản, việc có được chỉ dẫn địa lý cho quýt Bắc Kạn, chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho miến dong Bắc Kạn chỉ là bước đầu.
Chính quyền các cấp cần tập trung quy hoạch thành vùng; tập trung các biện pháp khoa học để đẩy mạnh thâm canh, chọn giống, giải pháp canh tác, mật độ... để các loại cây trồng phát triển tốt, lâu dài, thành hàng hóa có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước./.
Nguyễn Trình (TTXVN)