Bộ Xây dựng yêu cầu các địa phương trên toàn quốc rà soát lại số hộ thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định 167/2008/QĐ-TTg trên địa bàn.
Trên cơ sở đó, sẽ bổ sung kịp thời những hộ đúng đối tượng nhưng chưa có trong danh sách; đồng thời loại bỏ những hộ không đúng đối tượng quy định. Việc tổ chức bình xét, lập và phê duyệt danh sách số hộ bổ sung cần thực hiện theo đúng quy định (không đưa vào danh sách những hộ đang cư trú tại tổ dân phố, khu phố hoặc khóm trực thuộc phường, thị trấn).
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hiện toàn quốc có trên 310.000 hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở, đạt 61% so với số hộ cần hỗ trợ của toàn Chương trình. Tiêu biểu là 9 trong tổng số 59 tỉnh, thành phố hoàn thành toàn bộ việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn theo Đề án được duyệt, gồm: Ninh Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Đăk Nông và Đắk Lắk. Cùng đó, nhiều địa phương cũng đạt được kết quả tốt như Bắc Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh. Nhờ có nhà ở an toàn, ổn định nên đời sống của các hộ nghèo đã từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số địa phương vẫn chậm tiến độ, chưa đạt yêu cầu, điển hình là Hưng Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, việc huy động vốn từ ngân sách địa phương và cộng đồng còn nhiều hạn chế; xuất hiện tình trạng thuê doanh nghiệp làm nhà ở cho hộ dân, do đó không phát huy được sự tham gia, đóng góp của chính hộ gia đình cũng như của cộng đồng, dòng họ...
Trên thực tế, một số đối tượng được thụ hưởng lại bị bỏ sót, trong khi đó, một số hộ không thuộc đối tượng lại có trong danh sách hỗ trợ; việc bình xét, lập danh sách đối tượng hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg chưa theo đúng quy định (nhiều hộ cư trú tại tổ dân phố, khu phố, khóm vẫn đưa vào danh sách hỗ trợ)... Vì vậy, việc rà soát lại các đối tượng là rất cần thiết để đảm bảo sự công bằng, đúng định hướng.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, nếu theo quy định của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg thì Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo thực hiện trong 4 năm (từ 2009-2012), tuy nhiên, với mong muốn các hộ nghèo sớm có nhà ở ổn định, an toàn, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách, đảm bảo đủ vốn để hoàn thành sớm công tác này trong năm 2011.
Hiện các địa phương đã được bố trí đủ vốn ngân sách Trung ương theo số hộ thuộc diện đối tượng đã được phê duyệt; bốn địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương) sẽ thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn theo tiêu chí riêng. Vì thế, để đảm bảo mục tiêu này, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện tốt và hoàn tất Chương trình ngay trong năm nay./.
Trên cơ sở đó, sẽ bổ sung kịp thời những hộ đúng đối tượng nhưng chưa có trong danh sách; đồng thời loại bỏ những hộ không đúng đối tượng quy định. Việc tổ chức bình xét, lập và phê duyệt danh sách số hộ bổ sung cần thực hiện theo đúng quy định (không đưa vào danh sách những hộ đang cư trú tại tổ dân phố, khu phố hoặc khóm trực thuộc phường, thị trấn).
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, hiện toàn quốc có trên 310.000 hộ nghèo đã được hỗ trợ nhà ở, đạt 61% so với số hộ cần hỗ trợ của toàn Chương trình. Tiêu biểu là 9 trong tổng số 59 tỉnh, thành phố hoàn thành toàn bộ việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn theo Đề án được duyệt, gồm: Ninh Bình, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Lào Cai, Lâm Đồng, Phú Thọ, Thái Nguyên, Đăk Nông và Đắk Lắk. Cùng đó, nhiều địa phương cũng đạt được kết quả tốt như Bắc Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Trà Vinh. Nhờ có nhà ở an toàn, ổn định nên đời sống của các hộ nghèo đã từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của Chính phủ.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, một số địa phương vẫn chậm tiến độ, chưa đạt yêu cầu, điển hình là Hưng Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Quảng Trị, Phú Yên, Kon Tum, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, việc huy động vốn từ ngân sách địa phương và cộng đồng còn nhiều hạn chế; xuất hiện tình trạng thuê doanh nghiệp làm nhà ở cho hộ dân, do đó không phát huy được sự tham gia, đóng góp của chính hộ gia đình cũng như của cộng đồng, dòng họ...
Trên thực tế, một số đối tượng được thụ hưởng lại bị bỏ sót, trong khi đó, một số hộ không thuộc đối tượng lại có trong danh sách hỗ trợ; việc bình xét, lập danh sách đối tượng hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Quyết định số 67/2010/QĐ-TTg chưa theo đúng quy định (nhiều hộ cư trú tại tổ dân phố, khu phố, khóm vẫn đưa vào danh sách hỗ trợ)... Vì vậy, việc rà soát lại các đối tượng là rất cần thiết để đảm bảo sự công bằng, đúng định hướng.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam, nếu theo quy định của Quyết định 167/2008/QĐ-TTg thì Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo thực hiện trong 4 năm (từ 2009-2012), tuy nhiên, với mong muốn các hộ nghèo sớm có nhà ở ổn định, an toàn, Chính phủ đã trình Quốc hội phê duyệt dự toán ngân sách, đảm bảo đủ vốn để hoàn thành sớm công tác này trong năm 2011.
Hiện các địa phương đã được bố trí đủ vốn ngân sách Trung ương theo số hộ thuộc diện đối tượng đã được phê duyệt; bốn địa phương (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương) sẽ thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn theo tiêu chí riêng. Vì thế, để đảm bảo mục tiêu này, Bộ Xây dựng yêu cầu các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện tốt và hoàn tất Chương trình ngay trong năm nay./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)