Ông Trần Hữu Huỳnh, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng trong năm nay, thách thức đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu là vượt được các rào cản thương mại ở các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp.
Tại tọa đàm về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến xuất khẩu Việt Nam do Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (TRC) thuộc VCCI phối hợp với Công ty luật Hoa Kỳ Squire Sanders tổ chức, thông tin về tình hình các vụ kiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành hàng ở thị trường Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã được cập nhật.
Ở Hoa Kỳ và EU, hai thị trường xuất khẩu trọng điểm, trong khi những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trước đây (đối với cá, tôm, túi nhựa, giầy dép, xe đạp, đèn compact...) chưa có dấu hiệu kết thúc, đã xuất hiện nhiều cảnh báo về các nguy cơ, diễn biến mới có ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam (đối với các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ.)
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, thành viên TRC, hiện nay, đã có 42 vụ kiện chống bán phá giá đối với các ngành hàng của Việt Nam. So với các nước trên thế giới con số này là không đáng kể, tuy nhiên đây là nguy cơ cần báo động bởi kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Trong thời kỳ suy giảm kinh tế, nhiều nước coi đây là công cụ rất tốt để chặn hàng xuất khẩu của Việt Nam, bà Trang nhấn mạnh.
Cùng với những kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá đã được tiến sĩ Peter John Koenig, Luật sư cao cấp của Công ty luật Hoa Kỳ Squire Sanders đưa ra tại tọa đàm, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo nguy cơ nhiều mặt hàng của Việt Nam phải đối mặt với kiện chống trợ cấp ở Hoa Kỳ.
Do vậy, mỗi vụ điều tra phòng vệ thương mại là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và hiệp hội liên quan.
Đối với các ngành có sản phẩm bị kiện phòng vệ trong năm 2009 của Việt Nam, không ít các doanh nghiệp lúng túng trong quá trình kháng kiện.
Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp, hiệp hội không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về tính chất và tác động của các vụ kiện phòng vệ thương mại, đã có cách hành xử tiêu cực gây ra những hậu quả bất lợi về toàn cục.
Đối với một số thị trường nhỏ, do doanh nghiệp cũng như các đơn vị hỗ trợ chưa có nhiều thông tin và mạng lưới cộng tác viên pháp luật tại đó nên việc tìm luật sư tư vấn thích hợp cho vụ kiện tương đối khó khăn.
Trên thực tế, TRC đã phải tư vấn cho doanh nghiệp về cách thức lựa chọn luật sư và kêu gọi sự giúp đỡ của Thương vụ Việt Nam tại thị trường đó để có sự hỗ trợ bổ sung./.
Tại tọa đàm về các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp liên quan đến xuất khẩu Việt Nam do Hội đồng tư vấn về phòng vệ thương mại (TRC) thuộc VCCI phối hợp với Công ty luật Hoa Kỳ Squire Sanders tổ chức, thông tin về tình hình các vụ kiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành hàng ở thị trường Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) đã được cập nhật.
Ở Hoa Kỳ và EU, hai thị trường xuất khẩu trọng điểm, trong khi những vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp trước đây (đối với cá, tôm, túi nhựa, giầy dép, xe đạp, đèn compact...) chưa có dấu hiệu kết thúc, đã xuất hiện nhiều cảnh báo về các nguy cơ, diễn biến mới có ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam (đối với các mặt hàng thủy sản, đồ gỗ.)
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, thành viên TRC, hiện nay, đã có 42 vụ kiện chống bán phá giá đối với các ngành hàng của Việt Nam. So với các nước trên thế giới con số này là không đáng kể, tuy nhiên đây là nguy cơ cần báo động bởi kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.
Trong thời kỳ suy giảm kinh tế, nhiều nước coi đây là công cụ rất tốt để chặn hàng xuất khẩu của Việt Nam, bà Trang nhấn mạnh.
Cùng với những kinh nghiệm trong các vụ kiện chống bán phá giá đã được tiến sĩ Peter John Koenig, Luật sư cao cấp của Công ty luật Hoa Kỳ Squire Sanders đưa ra tại tọa đàm, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo nguy cơ nhiều mặt hàng của Việt Nam phải đối mặt với kiện chống trợ cấp ở Hoa Kỳ.
Do vậy, mỗi vụ điều tra phòng vệ thương mại là một thử thách lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và hiệp hội liên quan.
Đối với các ngành có sản phẩm bị kiện phòng vệ trong năm 2009 của Việt Nam, không ít các doanh nghiệp lúng túng trong quá trình kháng kiện.
Bên cạnh đó, không ít các doanh nghiệp, hiệp hội không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ về tính chất và tác động của các vụ kiện phòng vệ thương mại, đã có cách hành xử tiêu cực gây ra những hậu quả bất lợi về toàn cục.
Đối với một số thị trường nhỏ, do doanh nghiệp cũng như các đơn vị hỗ trợ chưa có nhiều thông tin và mạng lưới cộng tác viên pháp luật tại đó nên việc tìm luật sư tư vấn thích hợp cho vụ kiện tương đối khó khăn.
Trên thực tế, TRC đã phải tư vấn cho doanh nghiệp về cách thức lựa chọn luật sư và kêu gọi sự giúp đỡ của Thương vụ Việt Nam tại thị trường đó để có sự hỗ trợ bổ sung./.
Thúy Hiền (Vietnam+)