Với chức vô địch ATP World Tour Finals lần thứ 5 trong sự nghiệp, Roger Federer một lần nữa cho thấy bản lĩnh thi đấu cũng như tài năng của mình không hề mất đi theo thời gian.
Sau một quãng lặng hơn một năm mất đi vị trí số 1 thế giới vào tay Rafael Nadal, Federer đã có câu trả lời kỳ phùng địch thủ của mình trong trận chung kết giải đấu hội tụ tám tay vợt hàng đầu thế giới. Những cảm xúc mà Federer đem lại cho người hâm mộ cũng như sự nghiệp quần vợt của anh luôn khó quên.
Đây là lần thứ hai sau khi rơi rớt phong độ, Federer tìm lại được một vinh quang ý nghĩa để khẳng định thương hiệu "Tàu tốc hành" của mình. Rất nhiều nhà báo tên tuổi đã ví Federer ở tầm "vĩ nhân" với những gì anh làm được tới thời điểm này, độ tuổi này. Sẽ chỉ có thể gói gọn về sự nghiệp của Federer với hai từ: Hoàn hảo. 28 tuổi với 66 danh hiệu lớn nhỏ trong đó là 16 Grand Slam.
Tennis từ những năm 60 đến 80 của thế kỷ trước chứng kiến rất nhiều huyền thoại. Tuy nhiên, tennis thời hiện đại đã có những cải tiến mới, những luật thi đấu mới phức tạp hơn và nhiều tay vợt xuất sắc hơn.
Đáng chú ý là sau khi Rafael Nadal lên ngôi vị số 1 thế giới, Federer cho thấy anh làm được nhiều điều hơn vậy. Giành được tình cảm của tất cả các quốc gia tới thi đấu, đi tới đâu Federer cũng như đang ở Thụy Sĩ - đó là điều quý giá nhất mà anh nhận được, hơn cả những danh hiệu trong tay.
Đến bây giờ, có lẽ không ai quên chức vô địch Roland Garros 2009 của Federer - trận đấu mà anh đã chiến đấu tới phút cuối cùng khi tưởng như cơn khát danh hiệu trong sáu tháng sẽ còn kéo dài. Anh đã ở đấy, ở Paris, ở Roland Garros với quyết tâm cháy bỏng đánh một dấu gạch khác vào lịch sử bộ môn tennis. Những giọt nước mắt đã hòa lẫn vào mưa Paris. Đó là nước mắt của lịch sử, của một ông vua tennis qua mọi thời đại, của một tay vợt mang phong cách quý ông đáng kính phục.
Để đạt được thành công ấy Federer đã phải trải qua những thăng trầm rất ngọt ngào và không ít đắng cay. Vòng 4 Wimbledon 2001, Roger Federer đã gạch tên đương kim vô địch Pete Sampras khỏi cuộc chơi. Đây thực sự là bất ngờ lớn của giải vì khi đó Federer vẫn là cái tên vô danh tiểu tốt.
Quãng đường dẫn tới thành công của Federer diễn ra rất nhanh sau đó để lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với danh hiệu Grand Slam giành được tại Wimbledon 2003. Chỉ đúng một năm sau (2004), tay vợt người Thụy Sĩ đã lên như diều gặp gió với ba chức vô địch Grand Slam là Australia Open, Wimbledon, US Open. Kể từ đó, Roger Federer với biệt danh "tàu tốc hành" đã trở thành nỗi khiếp sợ của tất cả các đối thủ.
Tuy nhiên, những ngày tháng đỉnh cao đó, Roger Federer đã gặp phải kẻ ngáng đường thực sự mà cho đến tận bây giờ vẫn là “kỳ phùng địch thủ” của anh, đó chính là Rafael Nadal - tay vợt thống trị ở các giải đất nện và Roland Garros.
Tay vợt trẻ người Tây Ban Nha nổi lên cũng là thời gian phong độ của Federer không còn như trước. Chính điều đó khiến cho tay vợt người Thụy Sĩ liên tục phải chịu gác vợt trước đối thủ, đặc biệt là tại các giải thi đấu trên mặt sân đất nện.
Tháng 7/2008, Nadal không những đánh bại Federer sau năm set đấu nghẹt thở 6-4, 6-4, 6-7(5), 6-7(8), 9-7 để lần đầu tiên bước lên bục vinh quang tại Wimbledon mà còn chính thức tước ngôi vị số một thế giới của tay vợt người Thụy Sĩ. Tháng 1/2009, Federer đã lần đầu tiên đập cây vợt của mình và khóc nấc lên sau khi để thua Nadal trong trận chung kết Australia Open.
Có lẽ cuộc đời lại mỉm cười với "tàu tốc hành" khi "ông vua đất nện" bất ngờ bị loại bởi Robin Soderling tại giải Roland Garros. Cú "sảy chân" của tay vợt người Tây Ban Nha đã đem đến vinh quang lần đầu tiên cho Federer tại đấu trường Roland Garros, cũng đồng thời đưa anh sánh ngang với thành tựu của Pete Sampras, với 14 Grand Slam. Hơn thế, anh còn hơn hẳn người đàn anh cũng chính bởi chức vô địch Pháp mở rộng này.
Đến tháng 7/2009 Federer lần thứ ba đánh bại Roddick trong trận chung kết Wimbledon. Đó cũng là trận chung kết cực kỳ gay cấn với set đấu thứ năm kéo dài tới 30 game.
Không dừng ở đó, tháng 1/2010 tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Australian Open, Federer đã đánh bại Andy Murray với các tỷ số 6-3; 6-4; 7-6 (13-11) để giành Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp sau 2 giờ 41 tại sân đấu trung tâm Rod Laver Arena.
Tuy nhiên sau chức vô địch này, tay vợt người Thụy Sĩ đã trải qua thời kỳ xuống dốc không phanh khi bị Robin Soderling loại tại tứ kết Roland Garros 2010. Tại giải Wimbledon, Federer thua Tomas Berdych ở vòng tứ kết và cho đến giải US Open 2010 thì anh bị hạt giống số 3 Novak Djokovic loại ngay ở bán kết.
Có thăng, có trầm song với những gì mà Roger Federer đã thể hiện, làng quần vợt thế giới chắc sẽ phải rất lâu nữa mới sản sinh ra một tài năng hiếm có và mang lại nhiều cung bậc cảm xúc như anh./.
Sau một quãng lặng hơn một năm mất đi vị trí số 1 thế giới vào tay Rafael Nadal, Federer đã có câu trả lời kỳ phùng địch thủ của mình trong trận chung kết giải đấu hội tụ tám tay vợt hàng đầu thế giới. Những cảm xúc mà Federer đem lại cho người hâm mộ cũng như sự nghiệp quần vợt của anh luôn khó quên.
Đây là lần thứ hai sau khi rơi rớt phong độ, Federer tìm lại được một vinh quang ý nghĩa để khẳng định thương hiệu "Tàu tốc hành" của mình. Rất nhiều nhà báo tên tuổi đã ví Federer ở tầm "vĩ nhân" với những gì anh làm được tới thời điểm này, độ tuổi này. Sẽ chỉ có thể gói gọn về sự nghiệp của Federer với hai từ: Hoàn hảo. 28 tuổi với 66 danh hiệu lớn nhỏ trong đó là 16 Grand Slam.
Tennis từ những năm 60 đến 80 của thế kỷ trước chứng kiến rất nhiều huyền thoại. Tuy nhiên, tennis thời hiện đại đã có những cải tiến mới, những luật thi đấu mới phức tạp hơn và nhiều tay vợt xuất sắc hơn.
Đáng chú ý là sau khi Rafael Nadal lên ngôi vị số 1 thế giới, Federer cho thấy anh làm được nhiều điều hơn vậy. Giành được tình cảm của tất cả các quốc gia tới thi đấu, đi tới đâu Federer cũng như đang ở Thụy Sĩ - đó là điều quý giá nhất mà anh nhận được, hơn cả những danh hiệu trong tay.
Đến bây giờ, có lẽ không ai quên chức vô địch Roland Garros 2009 của Federer - trận đấu mà anh đã chiến đấu tới phút cuối cùng khi tưởng như cơn khát danh hiệu trong sáu tháng sẽ còn kéo dài. Anh đã ở đấy, ở Paris, ở Roland Garros với quyết tâm cháy bỏng đánh một dấu gạch khác vào lịch sử bộ môn tennis. Những giọt nước mắt đã hòa lẫn vào mưa Paris. Đó là nước mắt của lịch sử, của một ông vua tennis qua mọi thời đại, của một tay vợt mang phong cách quý ông đáng kính phục.
Để đạt được thành công ấy Federer đã phải trải qua những thăng trầm rất ngọt ngào và không ít đắng cay. Vòng 4 Wimbledon 2001, Roger Federer đã gạch tên đương kim vô địch Pete Sampras khỏi cuộc chơi. Đây thực sự là bất ngờ lớn của giải vì khi đó Federer vẫn là cái tên vô danh tiểu tốt.
Quãng đường dẫn tới thành công của Federer diễn ra rất nhanh sau đó để lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với danh hiệu Grand Slam giành được tại Wimbledon 2003. Chỉ đúng một năm sau (2004), tay vợt người Thụy Sĩ đã lên như diều gặp gió với ba chức vô địch Grand Slam là Australia Open, Wimbledon, US Open. Kể từ đó, Roger Federer với biệt danh "tàu tốc hành" đã trở thành nỗi khiếp sợ của tất cả các đối thủ.
Tuy nhiên, những ngày tháng đỉnh cao đó, Roger Federer đã gặp phải kẻ ngáng đường thực sự mà cho đến tận bây giờ vẫn là “kỳ phùng địch thủ” của anh, đó chính là Rafael Nadal - tay vợt thống trị ở các giải đất nện và Roland Garros.
Tay vợt trẻ người Tây Ban Nha nổi lên cũng là thời gian phong độ của Federer không còn như trước. Chính điều đó khiến cho tay vợt người Thụy Sĩ liên tục phải chịu gác vợt trước đối thủ, đặc biệt là tại các giải thi đấu trên mặt sân đất nện.
Tháng 7/2008, Nadal không những đánh bại Federer sau năm set đấu nghẹt thở 6-4, 6-4, 6-7(5), 6-7(8), 9-7 để lần đầu tiên bước lên bục vinh quang tại Wimbledon mà còn chính thức tước ngôi vị số một thế giới của tay vợt người Thụy Sĩ. Tháng 1/2009, Federer đã lần đầu tiên đập cây vợt của mình và khóc nấc lên sau khi để thua Nadal trong trận chung kết Australia Open.
Có lẽ cuộc đời lại mỉm cười với "tàu tốc hành" khi "ông vua đất nện" bất ngờ bị loại bởi Robin Soderling tại giải Roland Garros. Cú "sảy chân" của tay vợt người Tây Ban Nha đã đem đến vinh quang lần đầu tiên cho Federer tại đấu trường Roland Garros, cũng đồng thời đưa anh sánh ngang với thành tựu của Pete Sampras, với 14 Grand Slam. Hơn thế, anh còn hơn hẳn người đàn anh cũng chính bởi chức vô địch Pháp mở rộng này.
Đến tháng 7/2009 Federer lần thứ ba đánh bại Roddick trong trận chung kết Wimbledon. Đó cũng là trận chung kết cực kỳ gay cấn với set đấu thứ năm kéo dài tới 30 game.
Không dừng ở đó, tháng 1/2010 tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Australian Open, Federer đã đánh bại Andy Murray với các tỷ số 6-3; 6-4; 7-6 (13-11) để giành Grand Slam thứ 16 trong sự nghiệp sau 2 giờ 41 tại sân đấu trung tâm Rod Laver Arena.
Tuy nhiên sau chức vô địch này, tay vợt người Thụy Sĩ đã trải qua thời kỳ xuống dốc không phanh khi bị Robin Soderling loại tại tứ kết Roland Garros 2010. Tại giải Wimbledon, Federer thua Tomas Berdych ở vòng tứ kết và cho đến giải US Open 2010 thì anh bị hạt giống số 3 Novak Djokovic loại ngay ở bán kết.
Có thăng, có trầm song với những gì mà Roger Federer đã thể hiện, làng quần vợt thế giới chắc sẽ phải rất lâu nữa mới sản sinh ra một tài năng hiếm có và mang lại nhiều cung bậc cảm xúc như anh./.
Yến Nhi (Vietnam+)