Ngày 26/11, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương phối hợp với tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo đối phó với áp thấp nhiệt đới từ ngày 12-15/11, tại các tỉnh Nam Bộ.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Vũ Văn Tám biểu dương Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão các tỉnh Nam Bộ có sự chuẩn bị tốt, chủ động sẵn sàng các giải pháp đối phó với áp thấp nhiệt đới. Công tác chỉ đạo thông suốt và phối hợp chặt chẽ từ Trung ương; đến địa phương nên không gây ra hậu quả đáng tiếc về người trong thời gian xảy ra áp thấp nhiệt đới.
Về các giải pháp chỉ đạo thực hiện phòng chống lụt bão trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu, trên cơ sở những mô hình, kinh nghiệm hay, mang tính chủ động, hiệu quả được chia sẻ tại hội nghị, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão các tỉnh Nam Bộ cần tham khảo vận dụng vào công tác phòng chống lụt bão tại địa phương mình. Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão từ Trung ương; đến địa phương phải được củng cố, kiện toàn và hoạt động có chất lượng.
Các tỉnh Nam Bộ chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai phù hợp với đặc thù địa phương, của từng vùng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công giao nhiệm vụ cụ thể công việc cho từng thành viên để phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão.
Để đối phó với áp thấp nhiệt đới, các địa phương chú trọng chất lượng của các cuộc tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, có thể tổ chức diễn tập với quy mô vùng để nhiều tỉnh cùng tham gia diễn tập trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn hiệu quả công tác phòng chống lụt bão; đẩy mạnh tuyên tuyền để người dân và các cấp chính quyền nhận biết thông tin, tình hình thời tiết nguy hiểm, đặc biệt khi có tin bão để mọi người chủ động phòng, tránh an toàn.
Các tỉnh ven biển cần thống kê, quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền ra vào cửa biển, làm tốt công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú, tránh và sẵn sàng các phương án cứu nạn tàu thuyền hoạt động trên biển; thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để kịp thời ứng phó và phải chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở, bố trí cán bộ xuống địa bàn để chỉ đạo, chỉ huy công tác phòng chống lụt bão.
Để đối phó với áp thấp nhiệt đới diễn ra từ ngày 12-15/11, các địa phương triển khai thực hiện phương án bốn tại chỗ và phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng tuyến biển kiểm đếm tàu thuyền; thông báo diễn biến của áp thấp nhiệt đới và kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển đi chuyển hoặc tìm nơi trú, tránh an toàn. Các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và Cà Mau tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thất nhiệt đới,thường xuyên cập nhật tình hình và có báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương; đồng thời chủ động bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân...
Mặc dù, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã theo dõi sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới nhưng do áp thấp nhiệt đới thường không ổn định về vị trí và cường độ nên công tác dự báo rất khó đảm bảo độ chính xác. Bên cạnh đó, khu vực phía Nam rất ít khi chịu ảnh hưởng của bão nên kinh nghiệm đối phó còn hạn chế. Công tác triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới ở một số địa phương ven biển Nam Bộ còn lung túng, chưa có kinh nghiệm thực tế. Công tác thông tin, quản lý, kêu gọi tàu thuyền gặp khó khăn, vì một bộ phận ngư dân tư tưởng chủ quan cho rằng áp thấp nhiệt đới không ảnh hưởng đến khu vực ngư trường đang đánh bắt.
Công tác phòng chống lụt bão các tỉnh Nam Bộ, nhất là các tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn, bất cập trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình đê biển, khu neo đậu tàu thuyền, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng chống lụt bão chưa được Trung ương; đầu tư đồng bộ. Do vậy, các tỉnh Nam Bộ kiến nghị khi Quốc hội ban hành Luật Phòng, tránh và Giảm nhẹ thiên tai , Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành Nghị định hướng dẫn để các địa phương có cơ sở thực hiện.
Trung ương cần bổ sung trang thiết bị tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên sông, trên biển, thiết bị thông tin liên lạc để tăng cường công tác quản lý tàu thuyền; trang bị tàu cứu hộ, cứu nạn cho Bộ đội Biên phòng có khả năng chịu được gió từ cấp 7 trở lên.../.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương Vũ Văn Tám biểu dương Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão các tỉnh Nam Bộ có sự chuẩn bị tốt, chủ động sẵn sàng các giải pháp đối phó với áp thấp nhiệt đới. Công tác chỉ đạo thông suốt và phối hợp chặt chẽ từ Trung ương; đến địa phương nên không gây ra hậu quả đáng tiếc về người trong thời gian xảy ra áp thấp nhiệt đới.
Về các giải pháp chỉ đạo thực hiện phòng chống lụt bão trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu, trên cơ sở những mô hình, kinh nghiệm hay, mang tính chủ động, hiệu quả được chia sẻ tại hội nghị, Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão các tỉnh Nam Bộ cần tham khảo vận dụng vào công tác phòng chống lụt bão tại địa phương mình. Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão từ Trung ương; đến địa phương phải được củng cố, kiện toàn và hoạt động có chất lượng.
Các tỉnh Nam Bộ chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai phù hợp với đặc thù địa phương, của từng vùng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy phân công giao nhiệm vụ cụ thể công việc cho từng thành viên để phát huy hiệu quả công tác chỉ đạo phòng chống lụt bão.
Để đối phó với áp thấp nhiệt đới, các địa phương chú trọng chất lượng của các cuộc tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, có thể tổ chức diễn tập với quy mô vùng để nhiều tỉnh cùng tham gia diễn tập trao đổi, học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn hiệu quả công tác phòng chống lụt bão; đẩy mạnh tuyên tuyền để người dân và các cấp chính quyền nhận biết thông tin, tình hình thời tiết nguy hiểm, đặc biệt khi có tin bão để mọi người chủ động phòng, tránh an toàn.
Các tỉnh ven biển cần thống kê, quản lý chặt chẽ số lượng tàu thuyền ra vào cửa biển, làm tốt công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú, tránh và sẵn sàng các phương án cứu nạn tàu thuyền hoạt động trên biển; thường xuyên theo dõi diễn biến của bão, áp thấp nhiệt đới để kịp thời ứng phó và phải chỉ đạo quyết liệt, huy động sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở, bố trí cán bộ xuống địa bàn để chỉ đạo, chỉ huy công tác phòng chống lụt bão.
Để đối phó với áp thấp nhiệt đới diễn ra từ ngày 12-15/11, các địa phương triển khai thực hiện phương án bốn tại chỗ và phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng tuyến biển kiểm đếm tàu thuyền; thông báo diễn biến của áp thấp nhiệt đới và kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền đang hoạt động trên biển đi chuyển hoặc tìm nơi trú, tránh an toàn. Các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Kiên Giang và Cà Mau tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thất nhiệt đới,thường xuyên cập nhật tình hình và có báo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương; đồng thời chủ động bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân...
Mặc dù, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã theo dõi sát diễn biến của áp thấp nhiệt đới nhưng do áp thấp nhiệt đới thường không ổn định về vị trí và cường độ nên công tác dự báo rất khó đảm bảo độ chính xác. Bên cạnh đó, khu vực phía Nam rất ít khi chịu ảnh hưởng của bão nên kinh nghiệm đối phó còn hạn chế. Công tác triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới ở một số địa phương ven biển Nam Bộ còn lung túng, chưa có kinh nghiệm thực tế. Công tác thông tin, quản lý, kêu gọi tàu thuyền gặp khó khăn, vì một bộ phận ngư dân tư tưởng chủ quan cho rằng áp thấp nhiệt đới không ảnh hưởng đến khu vực ngư trường đang đánh bắt.
Công tác phòng chống lụt bão các tỉnh Nam Bộ, nhất là các tỉnh ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn, bất cập trong lĩnh vực quản lý Nhà nước. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình đê biển, khu neo đậu tàu thuyền, phương tiện, trang thiết bị phục vụ phòng chống lụt bão chưa được Trung ương; đầu tư đồng bộ. Do vậy, các tỉnh Nam Bộ kiến nghị khi Quốc hội ban hành Luật Phòng, tránh và Giảm nhẹ thiên tai , Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm ban hành Nghị định hướng dẫn để các địa phương có cơ sở thực hiện.
Trung ương cần bổ sung trang thiết bị tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên sông, trên biển, thiết bị thông tin liên lạc để tăng cường công tác quản lý tàu thuyền; trang bị tàu cứu hộ, cứu nạn cho Bộ đội Biên phòng có khả năng chịu được gió từ cấp 7 trở lên.../.
Kim Há (TTXVN)