Chiều 23/6, một chiếc sà lan bất ngờ chìm vắt ngang khu vực dưới cầu Tôn Đức Thắng (cầu Bạc Liêu 2) thuộc phường 1, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, gây ra cản trở giao thông đường thủy và làm dầu tràn loang trên sông.
Chiếc sà lan trên mang tên đăng ký Huỳnh Nhi 01, mã số BL-0304 có trọng lượng 250 tấn.
Theo thông tin ban đầu của ngành chức năng, trong lúc chiếc sà lan cố “vượt cạn” trên sông Kinh Xáng Bạc Liêu-Cà Mau, để vào bến bốc xếp, bất ngờ vướng phải vật cản dưới lòng sông nên bị chìm. Khi xảy ra sự cố, trên sà lan chở đầy cát, nhiều đồ dùng sinh hoạt và nhiên liệu dự trữ vận hành.
Nguyên nhân xảy ra sự cố đang được điều tra làm rõ, nhưng bước đầu nghi vấn có thể do thuyền trưởng cố tình vượt qua đoạn cầu trên trong lúc nước dưới lòng sông xuống thấp nên vướng vào các tảng đá nằm dưới chân cầu, làm sà lan nghiêng rồi chìm.
Sự cố này đã làm đoạn sông trên bị “tê liệt,” giao thông đường thủy bị gián đoạn, nhiều tàu thuyền, phương tiện thủy phải ngừng lưu thông trong nhiều giờ.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Bạc Liêu đã cử cán bộ đến phân luồng lưu thông và nhanh chóng tìm biện pháp “giải phóng” sà lan gặp nạn.
Tuy nhiên, do khối lượng cát trên sà lan quá lớn, các phương tiện cứu hộ khó tiếp cận nên đến 18 giờ cùng ngày, công tác cứu hộ chưa triển khai được.
Một lượng dầu dự trữ trên sà lan đã tràn ra chảy theo dòng nước, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương./.
Chiếc sà lan trên mang tên đăng ký Huỳnh Nhi 01, mã số BL-0304 có trọng lượng 250 tấn.
Theo thông tin ban đầu của ngành chức năng, trong lúc chiếc sà lan cố “vượt cạn” trên sông Kinh Xáng Bạc Liêu-Cà Mau, để vào bến bốc xếp, bất ngờ vướng phải vật cản dưới lòng sông nên bị chìm. Khi xảy ra sự cố, trên sà lan chở đầy cát, nhiều đồ dùng sinh hoạt và nhiên liệu dự trữ vận hành.
Nguyên nhân xảy ra sự cố đang được điều tra làm rõ, nhưng bước đầu nghi vấn có thể do thuyền trưởng cố tình vượt qua đoạn cầu trên trong lúc nước dưới lòng sông xuống thấp nên vướng vào các tảng đá nằm dưới chân cầu, làm sà lan nghiêng rồi chìm.
Sự cố này đã làm đoạn sông trên bị “tê liệt,” giao thông đường thủy bị gián đoạn, nhiều tàu thuyền, phương tiện thủy phải ngừng lưu thông trong nhiều giờ.
Nhận được tin báo, Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy Bạc Liêu đã cử cán bộ đến phân luồng lưu thông và nhanh chóng tìm biện pháp “giải phóng” sà lan gặp nạn.
Tuy nhiên, do khối lượng cát trên sà lan quá lớn, các phương tiện cứu hộ khó tiếp cận nên đến 18 giờ cùng ngày, công tác cứu hộ chưa triển khai được.
Một lượng dầu dự trữ trên sà lan đã tràn ra chảy theo dòng nước, nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương./.
Huỳnh Sử (TTXVN/Vietnam+)