Theo khảo sát của Bloomberg, sản lượng càphê niên vụ 2011/2012 của Việt Nam có thể tăng lên 1,32 triệu tấn nhờ thời tiết thuận lợi và nông dân mở rộng diện tích trồng càphê.
Theo đó, sản lượng càphê của Việt Nam tăng là nhờ thời tiết tại Đắk Lắk, vùng trồng càphê lớn nhất Việt Nam, vụ mùa tới khá thuận lợi. Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng càphê cũng tăng 1,8% lên 548.200ha.
Cùng với dự báo lạc quan đó, xuất khẩu càphê của Việt Nam sẽ tăng mạnh, đồng thời kéo giá giảm khoảng 23% so với giá đạt đỉnh hồi tháng 3. Giá càphê giảm do dự báo nguồn cung có xu hướng tăng, trong khi nhu cầu giảm.
Giá càphê vối (robusta) đã tăng lên 2.672 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua vào hôm 18/3 tại Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE). Nhưng tới phiên 22/9 giá càphê loại này đã giảm còn 1.996 USD/tấn, thấp nhất từ ngày 21/7, và chốt phiên cuối tuần 23/9 ở mức 2.043 USD/tấn.
Đóng phiên cuối tuần 23/9, giá phê chè (arabica) giao tháng 12/2011 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm xuống 239 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg), so với 262 xu Mỹ/lb của tuần trước nữa.
Tuần qua tốc độ giảm của giá đường đã nhanh hơn do dự đoán niên vụ 2011/2012 thị trường đường thế giới sẽ lần đầu tiên rơi vào dư cung trong vòng 3 niên vụ gần đây.
Nhà phân tích Nick Penney từ Sucden còn nói thêm bức tranh vĩ mô không mấy sáng sủa ập xuống thị trường đường đó là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ảnh hưởng tới nguồn vốn của các ngân hàng và triển vọng kinh tế u ám ở Mỹ.
Tất cả các nhân tố sẽ gây bất lợi cho thị trường đường, khiến giới đầu cơ cũng như các quỹ không dám mạo hiểm đầu tư vào đường. Hệ quả là giá cả sẽ có chiều hướng đi xuống.
Cuối phiên 23/9 tại NYBOT giá đường thô giao tháng 3/2012 đứng ở mức 24,30 xu Mỹ/lb so với 29,06 xu Mỹ/lb tuần trước đó.
Tại LIFFE giá một tấn đường trắng giao tháng 12/2011 sụt xuống 623,30 bảng Anh so với 708 bảng Anh tuần trước nữa./.
Theo đó, sản lượng càphê của Việt Nam tăng là nhờ thời tiết tại Đắk Lắk, vùng trồng càphê lớn nhất Việt Nam, vụ mùa tới khá thuận lợi. Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng càphê cũng tăng 1,8% lên 548.200ha.
Cùng với dự báo lạc quan đó, xuất khẩu càphê của Việt Nam sẽ tăng mạnh, đồng thời kéo giá giảm khoảng 23% so với giá đạt đỉnh hồi tháng 3. Giá càphê giảm do dự báo nguồn cung có xu hướng tăng, trong khi nhu cầu giảm.
Giá càphê vối (robusta) đã tăng lên 2.672 USD/tấn, mức cao nhất trong vòng 3 năm qua vào hôm 18/3 tại Sàn giao dịch hàng hóa London (LIFFE). Nhưng tới phiên 22/9 giá càphê loại này đã giảm còn 1.996 USD/tấn, thấp nhất từ ngày 21/7, và chốt phiên cuối tuần 23/9 ở mức 2.043 USD/tấn.
Đóng phiên cuối tuần 23/9, giá phê chè (arabica) giao tháng 12/2011 tại Sàn giao dịch hàng hóa New York giảm xuống 239 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg), so với 262 xu Mỹ/lb của tuần trước nữa.
Tuần qua tốc độ giảm của giá đường đã nhanh hơn do dự đoán niên vụ 2011/2012 thị trường đường thế giới sẽ lần đầu tiên rơi vào dư cung trong vòng 3 niên vụ gần đây.
Nhà phân tích Nick Penney từ Sucden còn nói thêm bức tranh vĩ mô không mấy sáng sủa ập xuống thị trường đường đó là cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu ảnh hưởng tới nguồn vốn của các ngân hàng và triển vọng kinh tế u ám ở Mỹ.
Tất cả các nhân tố sẽ gây bất lợi cho thị trường đường, khiến giới đầu cơ cũng như các quỹ không dám mạo hiểm đầu tư vào đường. Hệ quả là giá cả sẽ có chiều hướng đi xuống.
Cuối phiên 23/9 tại NYBOT giá đường thô giao tháng 3/2012 đứng ở mức 24,30 xu Mỹ/lb so với 29,06 xu Mỹ/lb tuần trước đó.
Tại LIFFE giá một tấn đường trắng giao tháng 12/2011 sụt xuống 623,30 bảng Anh so với 708 bảng Anh tuần trước nữa./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)