Sáng kiến “Hong Kong 2050 is Now” yêu cầu cần có ngay các hành động bảo vệ môi trường

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Theo báo cáo có tiêu đề “Towards a Better Hong Kong: The Pathway to Net Zero Carbon Emissions by 2050” (tạm dịch: Hướng tới một Hồng Kông tốt hơn: Con đường phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050) vừa được Civic Exchange (tạm dịch: Cơ […]

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Theo báo cáo có tiêu đề “Towards a Better Hong Kong: The Pathway to Net Zero Carbon Emissions by 2050” (tạm dịch: Hướng tới một Hồng Kông tốt hơn: Con đường phát thải carbon ròng bằng không vào năm 2050) vừa được Civic Exchange (tạm dịch: Cơ quan trao đổi dân sự) gồm một nhóm chuyên gia về chính sách công độc lập và Viện Tài nguyên thế giới (World Resources Institute – WRI), một tổ chức nghiên cứu toàn cầu công bố ngày 29/6: “Nếu chúng ta hành động ngay bây giờ, Hồng Kông có thể giảm tới 90% lượng khí thải nhà kính bằng cách giảm khí carbon cho ngành điện, cải thiện hiệu quả xây dựng và tăng cường tính di động”.

Một góc của Hồng Kông. Ảnh của Sébastien Goldberg

Báo cáo nhấn mạnh tới sự cấp bách cũng như các cơ hội để Hồng Kông tăng cường hành động chính sách. Các khuyến nghị không chỉ có thể hướng dẫn Hồng Kông giảm khí phát thải đáng kể vào năm 2050, mà còn cung cấp cho Hồng Kông một cái nhìn về một tương lai không có khí thải ô nhiễm, xanh hơn và dễ sống hơn, với ô nhiễm ở mức tối thiểu, giao thông công cộng đầy đủ và tiện lợi, lối sống xanh lành mạnh thân thiện với môi trường… Để đạt được điều này, Hồng Kông phải thể hiện rõ như một nhà lãnh đạo trong việc đối phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu toàn cầu.

Ông Lawrence Iu, đồng tác giả của báo cáo nhận định: “Không giống như các thành phố khác trên thế giới, Hồng Kông không có nền kinh tế sản xuất, nên việc giảm phát thải carbon tương đối dễ dàng hơn”.

Vào năm 2018, Hội đồng Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC) đã kêu gọi cộng đồng quốc tế đạt được tình trạng đưa mức khí carbon về không (()) vào năm 2050 để tránh những hậu quả không thể đảo ngược của hiện tượng biến đổi khí hậu. Báo cáo của Civic Exchange và Viện Tài nguyên thế giới cho rằng, Hồng Kông có khả năng đạt được mục tiêu về khí hậu vào năm 2030 là giảm phát thải khí carbon ở mức 26-36% so với năm 2005. Hồng Kông vẫn chưa đặt mục tiêu đạt được giảm phát thải khí carbon về không vào năm 2050.

Ông Wee Kean Fong, Phó giám đốc của Viện Tài nguyên thế giới tại Trung Quốc cho biết: “Trong những thập kỷ qua, Hồng Kông đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc thúc đẩy phát triển việc hạn chế phát thải carbon. Kể từ năm 2005, GDP của Hồng Kông tăng khoảng 50%, nhưng lượng khí thải nhà kính chỉ giảm 1,2%. Điều này cho thấy tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông đã tách rời khỏi việc giảm khí thải nhà kính. Tuy nhiên, để đạt được mức phát thải ròng trên phạm vi toàn cầu vào năm 2050, tất cả các thành phố trên thế giới, bao gồm cả Hồng Kông, sẽ cần phải đẩy mạnh các hành động khẩn cấp để bảo vệ môi trường, đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu”.

Báo cáo đánh giá các chính sách chính cho nền kinh tế và đưa ra các khuyến nghị chính sách để tăng cường quá trình chuyển đổi của Hồng Kông sang một xã hội không khí phát thải ròng. Trong số này, sản xuất điện, hiệu quả năng lượng xây dựng và giao thông vận tải là những lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải lớn nhất, với tổng số 32 triệu tấn carbon dioxide (CO2) từ nay đến năm 2050, nên áp dụng các khuyến nghị chính sách của báo cáo.

Bà Lisa Genasci, Giám đốc điều hành (CEO) của ADM Capital Foundation cho biết: “Bằng cách chấp nhận con đường phát thải bằng không, chúng ta có thể mong đợi một Hồng Kông sạch hơn, xanh hơn và khỏe mạnh hơn và gặt hái những lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể, đặc biệt là cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo việc làm”. Nhìn chung, 26.000 sinh mạng có thể được cứu sống nhờ không khí sạch hơn và sẽ có 460 tỷ dollar Hồng Kông trong lợi ích được quy ra thành tiền vào năm 2050.

Báo cáo này là dự án đầu tiên trong một loạt các dự án của “Hong Kong 2050 is Now“, một sáng kiến ​​chung được ủy quyền bởi Civic Exchange và Viện Tài nguyên thế giới với sứ mệnh biến Hồng Kông thành một thành phố trung tính carbon. Báo cáo hiện tại được đồng tài trợ bởi RS Group, ADM Capital Foundation, WYNG Foundation và Ngân hàng HSBC. “Hong Kong 2050 is Now” đang bắt đầu Giai đoạn 2 – tiến sâu vào các lĩnh vực, ngành nghề cụ thể, bao gồm cung cấp năng lượng, xây dựng hiệu quả năng lượng, giao thông vận tải, định giá carbon và lối sống để cung cấp các phân tích và giải pháp chi tiết hơn cho Hồng Kông.

Các khuyến nghị chính sách chính cho Lộ trình của Hồng Kông tới tương lai không phát thải

Lĩnh vực hạn chế phát thải carbon
Tiềm năng giảm (triệu tấn CO2e) Các chính sách chính
Năng lượng 27 Phát triển thêm năng lượng tái tạo tại địa phương Hoàn thành quá trình chuyển đổi từ phát điện bằng than sang phát điện bằng khí đốt. Lập kế hoạch bổ sung thu hồi và lưu trữ carbon cho các đơn vị phát điện bằng khí đốt khi công nghệ khả thi. Nguồn cung cấp năng lượng carbon gần bằng 0 từ các nguồn trong khu vực. Thay thế khí với hydro bằng không hoặc gần bằng không.
Xây dựng hiệu quả năng lượng 10,6 Giới thiệu các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng chặt chẽ hơn Thực hiện báo cáo hiệu quả năng lượng minh bạch như một điều kiện tiên quyết cho các nhượng bộ đối với tổng diện tích sàn xây dựng… Khuyến khích việc bổ sung công nghệ hoặc tính năng mới cho các hệ thống cũ.
Giao thông vận tải 6,7 Thắt chặt tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu xe ô tô. Thực hiện quy định chỉ bán xe điện vào giữa những năm 2030.

Ngoài việc giảm phát thải khí nhà kính từ lãnh thổ của mình, Hồng Kông phải xem xét tác động của việc toàn cầu thực hiện giảm phát thải khí nhà kính đến mức bằng không. Cụ thể, (a) Khí thải nhà kính phát sinh từ hoạt động sản xuất thực phẩm, sản xuất hàng hóa và vật liệu xây dựng mà Hồng Kông nhập khẩu; và, (b) tác động đến nền kinh tế của Hồng Kông là giảm phát thải vận chuyển và hàng không. Đối với lĩnh vực này, Hồng Kông cần thông tin tốt hơn. Ví dụ, để hiểu rõ hơn về lượng khí thải cần thiết để xây dựng các tòa nhà, báo cáo khuyến nghị nên biến nó thành điều kiện tiên quyết cho các nhượng bộ về tổng diện tích sàn xây dựng mà Phân tích Vòng đời được cung cấp cho một tòa nhà mới trước khi giấy phép nghề nghiệp được cấp.

Để biết thêm thông tin về “Hong Kong 2050 is Now”, hãy truy cập website http://hk2050isnow.org

Thông tin về “Hong Kong 2050 is Now”

“Hong Kong 2050 is Now” (tạm dịch “Hồng Kông năm 2050 là hiện tại”) là một sáng kiến ​​chung của Civic Exchange (tạm dịch Cơ quan trao đổi dân sự), Viện tài nguyên thế giới, RS Group, ADM Capital Foundation, Quỹ WYNG và Ngân hàng HSBC nhằm thúc đẩy hành động tập thể hướng tới một Hồng Kông không có khí phát thải ô nhiễm vào năm 2050. Sáng kiến mong muốn hợp tác với các đối tác trong các lĩnh vực liên quan để làm sáng tỏ con đường của Hồng Kông đến một môi trường không có khí phát thải ô nhiễm. Điều này bao gồm nghiên cứu, chính sách và các khuyến nghị khác trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm năng lượng, di động, hiệu quả xây dựng, giải pháp dựa trên thiên nhiên, các cân nhắc về lối sống và việc định giá carbon.

Thông tin về Civic Exchange

Civic Exchange (tạm dịch: Cơ quan trao đổi dân sự) là một think tank (một tổ chức tập trung nghiên cứu tìm giải pháp cho một số vấn đề nhất định), về tư duy chính sách công độc lập, với tầm nhìn để định hình một Hồng Kông đáng sống và bền vững. Nhiệm vụ của Civic Exchange là tham gia vào xã hội và tác động đến chính sách công thông qua việc nghiên cứu, đối thoại và phát triển các giải pháp thực tế. Civic Exchange đã được Đại học Pennsylvania (Mỹ) xếp hạng trong số 50 think tank về chính sách môi trường hàng đầu trên thế giới kể từ năm 2011.

Thông tin về World Resources Institute (Viện Tài nguyên thế giới)

Viện Tài nguyên thế giới là một tổ chức nghiên cứu toàn cầu trải rộng trên 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, có văn phòng tại Brazil, Trung Quốc, châu Âu, Ethiopia, Ấn Độ, Indonesia, Mexico và Mỹ. Hơn 1.000 chuyên gia và nhân viên của Viện Tài nguyên thế giới đang biến những ý tưởng lớn thành hành động ở phạm vi môi trường, cơ hội kinh tế và hạnh phúc của con người. Viện Tài nguyên thế giới làm việc trên bảy thách thức cấp bách: khí hậu, năng lượng, thực phẩm, rừng, nước, thành phố và đại dương. Viện Tài nguyên thế giới cung cấp những thách thức này một phần thông qua chuyên môn của mình trong kinh doanh, kinh tế, tài chính và quản trị.

Tin cùng chuyên mục