Theo Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang, tỉnh này đang tích cực chuẩn bị tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1, đưa vào hoạt động khai thác Sân bay Quốc tế Phú Quốc vào trung tuần tháng 12 năm nay.
Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ của tỉnh Kiên Giang, mà còn cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sân bay Quốc tế Phú Quốc xây dựng tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) khởi công tháng 11/2008.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có diện tích hơn 900 ha, tổng vốn đầu tư 16.200 tỷ đồng, trong đó mức đầu tư đến năm 2020 khoảng 50% tổng vốn do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Nam làm chủ đầu tư.
Các hạng mục chính của công trình gồm: Đường hạ và cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng; nhà ga hành khách 1.576 tỷ đồng; trung tâm quản lý bay (Đài VOR) 70 tỷ đồng. Theo đó, đường băng cất và hạ cánh dài 3.000m, rộng 45m đảm bảo tiếp nhận máy bay Boeing 777, Boeing 747 - 400 và tương đương. Đến năm 2020, xây dựng đường lăn song song kích thước 3.000m x 25m và các đường lăn nối.
Hiện nay, 2 hạng mục chính của sân bay là đường hạ - cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và nhà ga hành khách đã thi công cơ bản hoàn thành, sẵn sàng đưa vào hoạt động đúng kế hoạch.
Sân bay Quốc tế Phú Quốc sau khi đi vào hoạt động sẽ khai thác được những chuyến bay tầm trung và tầm xa nối Phú Quốc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng kinh tế Phú Quốc, nhất là du lịch sinh thái biển-đảo và đầu tư thương mại.
Đây còn là một trong những động lực quan trọng để Phú Quốc cất cánh, trở thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao mang tầm khu vực và quốc tế, góp phần tạo sức bật thúc đẩy phát triển đảo ngọc Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế của đất nước./.
Đây là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ của tỉnh Kiên Giang, mà còn cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Sân bay Quốc tế Phú Quốc xây dựng tại xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) khởi công tháng 11/2008.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có diện tích hơn 900 ha, tổng vốn đầu tư 16.200 tỷ đồng, trong đó mức đầu tư đến năm 2020 khoảng 50% tổng vốn do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Nam làm chủ đầu tư.
Các hạng mục chính của công trình gồm: Đường hạ và cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng; nhà ga hành khách 1.576 tỷ đồng; trung tâm quản lý bay (Đài VOR) 70 tỷ đồng. Theo đó, đường băng cất và hạ cánh dài 3.000m, rộng 45m đảm bảo tiếp nhận máy bay Boeing 777, Boeing 747 - 400 và tương đương. Đến năm 2020, xây dựng đường lăn song song kích thước 3.000m x 25m và các đường lăn nối.
Hiện nay, 2 hạng mục chính của sân bay là đường hạ - cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay và nhà ga hành khách đã thi công cơ bản hoàn thành, sẵn sàng đưa vào hoạt động đúng kế hoạch.
Sân bay Quốc tế Phú Quốc sau khi đi vào hoạt động sẽ khai thác được những chuyến bay tầm trung và tầm xa nối Phú Quốc với Thủ đô Hà Nội, các tỉnh phía Bắc, các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng kinh tế Phú Quốc, nhất là du lịch sinh thái biển-đảo và đầu tư thương mại.
Đây còn là một trong những động lực quan trọng để Phú Quốc cất cánh, trở thành khu du lịch sinh thái chất lượng cao mang tầm khu vực và quốc tế, góp phần tạo sức bật thúc đẩy phát triển đảo ngọc Phú Quốc trở thành đặc khu kinh tế của đất nước./.
Lê Huy Hải (TTXVN)