Theo nhà khoa học Hà Lan Mark Post, loại bánh hamburger kẹp thịt bò ống nghiệm đầu tiên của thế giới sẽ ra lò vào mùa Thu này.
Mục tiêu của Post là sáng chế ra cách thức hiệu quả để sản xuất các sợi cơ xương từ tế bào gốc phôi bò, sao cho chúng có đặc tính giống thịt. Các nguyên liệu dùng cho chiếc bánh hamburger đầu tiên này "vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm" nhưng tới mùa Thu này, các nhà khoa học tin rằng họ sẽ sản xuất ra hàng ngàn miếng thịt nhỏ và sẽ gộp chung chúng vào trong một miếng bánh.
Post, chủ nhiệm khoa sinh lý học ở Đại học Maastricht tại Hà Lan nói rằng dự án của ông được cấp vốn 250.000 euro từ một nhà đầu tư tư nhân nặc danh, người "quan tâm tới môi trường, thực phẩm cho thế giới và các công nghệ thay đổi cuộc sống."
Post đã giới thiệu về loại bánh trên tại một cuộc hội thảo có tựa đề "Cuộc cách mạng nông nghiệp" bên lề hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học ở Vancouver.
Các đại biểu nói rằng họ muốn phát triển một sản phẩm thịt để phục vụ việc tiêu thụ hàng loạt, nhằm giảm chi phí môi trường và y tế từ các loại thực phẩm thông thường.
Thịt và hoạt động sản xuất sữa cần nhiều đất, nước và sự đầu tư vào hoạt động xử lý chất thải hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác mà con người dùng. Nhu cầu toàn cầu về thịt dự kiến sẽ tăng lên 60% vào năm 2050, nhưng đa số đất chăn nuôi hiện đã được sử dụng. Vì thế, các hoạt động chăn nuôi động vật thông thường chẳng còn cách nào khác ngoài việc xâm lấn thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu.
Năm 2010, một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, đã kêu gọi toàn cầu thực hiện một chiến dịch ăn chay.
"Chăn nuôi động vật là thảm họa toàn cầu lớn nhất đang diễn ra," Patrick Brown ở Trường Y Stanford nói với các phóng viên.
"Hơn thế, các công nghệ chăn nuôi không hiệu quả nhưng chẳng thay đổi gì về cơ bản trong hàng thiên niên kỷ. Có một điểm mù trong khoa học và cộng đồng công nghệ, khi coi sản lượng động vật nuôi là một mục tiêu dễ đạt được," Brown nói.
Brown nói rằng ông sẽ dành phần còn lại của đời mình để sản xuất một loại sản phẩm "giả thịt", làm hoàn toàn từ nguồn rau củ. Ông đang tiến hành phát triển và thương mại hóa một sản phẩm có thể đối đầu trực tiếp với thịt và các sản phẩm sữa, dựa trên cảm giác ngon nó mang lại và giá cả hợp lý với người tiêu dùng.
Brown cho biết việc phát triển thịt từ tế bào gốc phôi động vật trong phòng thí nghiệm vẫn mất chi phí môi trường cao, nên ông có thể sẽ tiến tới việc nghiên cứu chỉ dựa vào nguồn thực vật. Nhưng vấn đề lớn hơn cả là hiện không có công ty nào trong ngành công nghiệp thịt thể hiện sự quan tâm tới công trình nghiên cứu của các nhà khoa học./.
Mục tiêu của Post là sáng chế ra cách thức hiệu quả để sản xuất các sợi cơ xương từ tế bào gốc phôi bò, sao cho chúng có đặc tính giống thịt. Các nguyên liệu dùng cho chiếc bánh hamburger đầu tiên này "vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm" nhưng tới mùa Thu này, các nhà khoa học tin rằng họ sẽ sản xuất ra hàng ngàn miếng thịt nhỏ và sẽ gộp chung chúng vào trong một miếng bánh.
Post, chủ nhiệm khoa sinh lý học ở Đại học Maastricht tại Hà Lan nói rằng dự án của ông được cấp vốn 250.000 euro từ một nhà đầu tư tư nhân nặc danh, người "quan tâm tới môi trường, thực phẩm cho thế giới và các công nghệ thay đổi cuộc sống."
Post đã giới thiệu về loại bánh trên tại một cuộc hội thảo có tựa đề "Cuộc cách mạng nông nghiệp" bên lề hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ vì sự tiến bộ của khoa học ở Vancouver.
Các đại biểu nói rằng họ muốn phát triển một sản phẩm thịt để phục vụ việc tiêu thụ hàng loạt, nhằm giảm chi phí môi trường và y tế từ các loại thực phẩm thông thường.
Thịt và hoạt động sản xuất sữa cần nhiều đất, nước và sự đầu tư vào hoạt động xử lý chất thải hơn bất kỳ loại thực phẩm nào khác mà con người dùng. Nhu cầu toàn cầu về thịt dự kiến sẽ tăng lên 60% vào năm 2050, nhưng đa số đất chăn nuôi hiện đã được sử dụng. Vì thế, các hoạt động chăn nuôi động vật thông thường chẳng còn cách nào khác ngoài việc xâm lấn thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu.
Năm 2010, một báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, đã kêu gọi toàn cầu thực hiện một chiến dịch ăn chay.
"Chăn nuôi động vật là thảm họa toàn cầu lớn nhất đang diễn ra," Patrick Brown ở Trường Y Stanford nói với các phóng viên.
"Hơn thế, các công nghệ chăn nuôi không hiệu quả nhưng chẳng thay đổi gì về cơ bản trong hàng thiên niên kỷ. Có một điểm mù trong khoa học và cộng đồng công nghệ, khi coi sản lượng động vật nuôi là một mục tiêu dễ đạt được," Brown nói.
Brown nói rằng ông sẽ dành phần còn lại của đời mình để sản xuất một loại sản phẩm "giả thịt", làm hoàn toàn từ nguồn rau củ. Ông đang tiến hành phát triển và thương mại hóa một sản phẩm có thể đối đầu trực tiếp với thịt và các sản phẩm sữa, dựa trên cảm giác ngon nó mang lại và giá cả hợp lý với người tiêu dùng.
Brown cho biết việc phát triển thịt từ tế bào gốc phôi động vật trong phòng thí nghiệm vẫn mất chi phí môi trường cao, nên ông có thể sẽ tiến tới việc nghiên cứu chỉ dựa vào nguồn thực vật. Nhưng vấn đề lớn hơn cả là hiện không có công ty nào trong ngành công nghiệp thịt thể hiện sự quan tâm tới công trình nghiên cứu của các nhà khoa học./.
Gia Bảo (Vietnam+)