Với chủ để “Tạo giá trị cộng hưởng” - diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp (M&A Vietnam Forum) lần thứ 4, do Báo Đầu tư phối hợp với AVM Việt Nam tổ chức, dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sẽ diễn ra tại TP.Hồ Chí Minh ngày 7/6/2012.
Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh hoạt động M&A tại Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây, đạt mức bình quân 30% và trở thành một trong những kênh đầu tư đáng chú ý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các con số thống kê từ các tổ chức nghiên cứu M&A như ThomsonReuters, IMAA và AVM Việt Nam cho thấy: năm 2011 tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 4 tỷ USD (năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD), trong đó 2,6 tỷ USD là các giao dịch liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài. Riêng quý 1/2012 giá trị các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á-Thái bình dương (không bao gồm Nhật Bản).
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 24/5, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AMV Việt Nam nhận định: giá trị cộng hưởng mà các thương vụ M&A không chỉ là phép cộng đơn thuần mà các doanh nghiệp đều kỳ vọng mang lại hiệu quả nhiều hơn thế trong chiến lược phát triển, cải thiện vận hành trong quản trị điều hành, mở rộng thị trường và phát triển công nghệ của mỗi doanh nghiệp sau khi mua bán, sáp nhập.
Khảo sát gần đây của Công ty AVM cho thấy, có tới 40% số doanh nghiệp được hỏi bày tỏ lo ngại về nguy cơ bị thâu tóm. Song đa phần doanh nghiệp đã nhìn M&A ở khía cạnh tích cực. Việc Diana sau 10 năm xây dựng đã bán thương hiệu này với giá “khủng” cho Unicharm của Nhật Bản là một minh chứng điển hình.
Theo dự báo ông Minh, ngoài ngành ngân hàng và tiêu dùng, việc chuyển nhượng các dự án trong lĩnh vực bất động sản sẽ rất sôi động thời gian tới. Ngoài ra, chủ trương cổ phần hoá các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng hứa hẹn những thương vụ “khủng” trong tương lai.
Vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cho tiến trình M&A, theo ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, là hành lang pháp lý cho hoạt động M&A chưa hoàn thiện.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Diễn đàn, ban tổ chức sẽ tổ chức Chương trình kết nối đầu tư “Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông qua danh mục dự án, thông qua các thương vụ M&A cụ thể, qua đó, tạo thêm kênh đầu tư cho doanh nghiệp./.
Diễn đàn được tổ chức trong bối cảnh hoạt động M&A tại Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm gần đây, đạt mức bình quân 30% và trở thành một trong những kênh đầu tư đáng chú ý của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Các con số thống kê từ các tổ chức nghiên cứu M&A như ThomsonReuters, IMAA và AVM Việt Nam cho thấy: năm 2011 tổng giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam đạt 4 tỷ USD (năm 2010 đạt 1,7 tỷ USD), trong đó 2,6 tỷ USD là các giao dịch liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài. Riêng quý 1/2012 giá trị các thương vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, đứng thứ 8 trong số các quốc gia có hoạt động M&A sôi động nhất khu vực châu Á-Thái bình dương (không bao gồm Nhật Bản).
Phát biểu tại buổi họp báo ngày 24/5, ông Đặng Xuân Minh, Tổng giám đốc Công ty AMV Việt Nam nhận định: giá trị cộng hưởng mà các thương vụ M&A không chỉ là phép cộng đơn thuần mà các doanh nghiệp đều kỳ vọng mang lại hiệu quả nhiều hơn thế trong chiến lược phát triển, cải thiện vận hành trong quản trị điều hành, mở rộng thị trường và phát triển công nghệ của mỗi doanh nghiệp sau khi mua bán, sáp nhập.
Khảo sát gần đây của Công ty AVM cho thấy, có tới 40% số doanh nghiệp được hỏi bày tỏ lo ngại về nguy cơ bị thâu tóm. Song đa phần doanh nghiệp đã nhìn M&A ở khía cạnh tích cực. Việc Diana sau 10 năm xây dựng đã bán thương hiệu này với giá “khủng” cho Unicharm của Nhật Bản là một minh chứng điển hình.
Theo dự báo ông Minh, ngoài ngành ngân hàng và tiêu dùng, việc chuyển nhượng các dự án trong lĩnh vực bất động sản sẽ rất sôi động thời gian tới. Ngoài ra, chủ trương cổ phần hoá các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng hứa hẹn những thương vụ “khủng” trong tương lai.
Vấn đề vướng mắc nhất hiện nay cho tiến trình M&A, theo ông Nhữ Đình Hòa, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Bảo Việt, là hành lang pháp lý cho hoạt động M&A chưa hoàn thiện.
Đặc biệt, trong khuôn khổ Diễn đàn, ban tổ chức sẽ tổ chức Chương trình kết nối đầu tư “Đón làn sóng đầu tư từ Nhật Bản”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản trực tiếp gặp gỡ, trao đổi thông qua danh mục dự án, thông qua các thương vụ M&A cụ thể, qua đó, tạo thêm kênh đầu tư cho doanh nghiệp./.
Minh Thúy (Vietnam+)