Sẽ không có người châu Á tử vong vì bệnh dại

Các chuyên gia từ Hiệp hội các chuyên gia về phòng chống bệnh dại các nước châu Á (AREB) cho biết bệnh dại hoàn toàn có thể phòng tránh được ngay cả khi người bệnh bị cắn bởi động vật bị nhiễm bệnh dại và AREB đang tích cực hoạt động với mục tiêu “Không còn người châu Á nào bị tử vong vì bệnh dại”.

Các chuyên gia từ Hiệp hội các chuyên gia về phòng chống bệnh dại các nước châu Á (AREB) cho biết bệnh dại hoàn toàn có thể phòng tránh được ngay cả khi người bệnh bị cắn bởi động vật bị nhiễm bệnh dại và AREB đang tích cực hoạt động với mục tiêu “Không còn người châu Á nào bị tử vong vì bệnh dại”.

Trong  cuộc họp báo tổ chức ngày 20/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, AREB đã thông báo những kết luận chính của Hội nghị các chuyên gia quốc tế về phòng chống bệnh dại tại khu vực châu Á lần thứ 5, nhằm mục tiêu cập nhật và chia sẻ thông tin, thảo luận phương hướng mới về phòng chống bệnh dại.

Ở Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm nay có 58 người tử vong do bệnh dại, giảm 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10/2007, Việt Nam đã hoàn toàn chuyển sang sử dụng vaccine có nguồn gốc từ tế bào thế hệ mới ở 63 tỉnh thành với hơn 900 cơ sở y tế tiêm phòng. Loại vaccine này an toàn và hiệu quả hơn các vaccine thế hệ cũ, đồng thời số mũi tiêm cũng ít hơn. Trong 8 tháng đầu năm nay có 186.000 người được tiêm loại vaccine này sau khi bị súc vật cắn.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó Chủ nhiệm Chương trình Phòng chống Dại quốc gia Việt Nam ,cho biết vết thương sau khi bị súc vật cắn phải được rửa cẩn thận với xà phòng và nước, đưa người bệnh tới cơ sở y tế dự phòng gần nhất để được điều trị.

Ngoài ra, điều trị phòng ngừa sau phơi nhiễm là việc rất cần thiết, không được trì hoãn. Các chương trình giáo dục về phòng chống bệnh dại nên tập trung vào đối tượng trẻ em vì đây là đối tượng chiếm đa số trong các trường hợp bị bệnh dại./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục