Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Pháp ngày 13/9 thông báo Hy Lạp có thể sẽ được nới rộng thêm thời gian để thực thi chương trình "thắt lưng buộc bụng" như đã từng cam kết nhằm đổi lấy gói cứu trợ trị giá 130 tỷ euro từ các định chế tài chính quốc tế.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Pierre Moscovici đề xuất một số điểm linh hoạt cho Athens, theo đó tất cả các yêu cầu với Hy Lạp sẽ được nới rộng hơn. Tuy nhiên, đề xuất này phải đi kèm với điều kiện tiên quyết: Hy Lạp phải thực hiện những cam kết một cách hiệu quả và quyết tâm cải cách phải được coi là tất yếu.
Từ Washington, người phát ngôn của IMF - một trong nhóm "bộ ba chủ nợ" cho Hy Lạp vay tiền, ông Gerry Rice, cũng bày tỏ sẵn sàng nhượng bộ với Athen để quốc gia ngập trong nợ này có thể nhận được những khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ chung.
Mặc dù còn tồn tại một số tranh cãi liên quan đến thời gian để Hy Lạp thực hiện chương trình "thắt lưng buộc bụng," song định chế tài chính toàn cầu này khẳng định việc gia hạn thời gian cho Athens phụ thuộc vào khả năng tài chính.
Các nhà lãnh đạo EU cho rằng Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu tại khu vực tài chính công nhằm tiết kiệm 11,5 tỷ euro (14,5 tỷ USD) trong hai năm 2013 và 2014. EU muốn được nhìn thấy những tiến bộ cụ thể của nước này trong tiến trình cải cách cơ cấu, đặc biệt là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang bị đánh giá hoạt động trì trệ.
Hiện Hy Lạp đang tìm cách kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế. Song quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/10 tới.
Trong khi đó, Hy Lạp đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này sẽ đề nghị một gói cứu trợ thứ ba từ Liên minh châu Âu (EU), giúp xứ sở "Thần thoại" thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào mùa Thu tới, sau khi gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro vẫn chưa được giải ngân hoàn toàn.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 13/9, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết quan điểm trên do Thủ tướng nước này Antonis Samaras và ông đưa ra.
Trước đó, một số phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài cho rằng Hy Lạp sẽ phải yêu cầu một gói cứu trợ thứ ba từ phía EU, đồng thời cũng nhấn mạnh Hy Lạp vẫn chưa tìm được nguồn tài chính bổ sung và mới chỉ thực hiện được 22% cam kết để nhận được gói cứu trợ thứ hai, trị giá 130 tỷ euro.
Phó giám đốc điều hành, đại diện cho Hy Lạp, trong Hội đồng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Tanos Kasambas đã trích dẫn thông báo trên và khẳng định ông "chưa bao giờ nghe, chưa bao giờ thảo luận cũng như chưa bao giờ nhắc đến gói cứu trợ thứ 3" cho Hy Lạp như trong thông báo sai sự thật trên.
Ông Kasambas cũng phủ nhận thông tin cho rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải bù lỗ thâm hụt ngân sách của Hy Lạp và chỉ tuyên bố rằng IMF đã hỗ trợ tài chính cho Athens trong vòng bốn năm qua và trong thời gian này chưa có chương trình hỗ trợ tài chính bổ sung nào được đưa ra xem xét.
Hiện, các đại diện "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp, gồm Ủy ban châu Âu (EC), ECB và IMF đang ở Athen nhằm đánh giá quá trình thực hiện các cam kết đã thỏa thuận nhằm đổi lấy phần giải ngân trị giá 31,5 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ hai. Để nhận được khoản tiền này, Chính phủ Hy Lạp cần phải thực hiện chương trình cắt giảm chi tiêu quốc gia mới trị giá 11,5 tỷ euro, cũng như áp dụng các biện pháp cải cách tài chính khắc khổ.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 13/9, Hiệp hội công nghiệp Confindustria công bố báo cáo dự báo Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Eurozone, tiếp tục rơi vào suy thoái trong hai năm tới. Theo Confindustria, hiệp hội có ảnh hưởng lớn tại châu Âu, kinh tế Italy sẽ giảm 2,4% trong năm nay và tiếp tục giảm 0,6% trong năm 2013. Với triển vọng không chắc chắn này, Italy vẫn chìm trong suy thoái nặng nề với triển vọng phục hồi yếu ớt.
Confindustria dự báo trong năm nay mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người giảm 3,6%, mức giảm lớn nhất so với những năm trước chiến tranh. Cùng với đó là kim ngạch nhập khẩu cũng giảm tới 7,7% và chỉ có thể bật lại 0,9% trong năm 2013.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Italy, nợ công của nước này sau khi lên tới mức kỷ lục 1.973 tỷ euro trong tháng 6/2012 đã giảm xuống 1.960 tỷ euro trong tháng 7/2012, lần đầu tiên giảm kể từ tháng Hai năm nay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo Italy chưa thể đủ sức làm dịu cuộc khủng hoảng nợ nhờ các chính sách "thắt lưng buộc bụng." Hiện chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Mario Monti đứng đầu đang nỗ lực tìm nhiều giải pháp để cắt giảm thâm hụt ngân sách và chi phí vay thông qua chính sách cải cách cơ cấu và tăng thuế./.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Pierre Moscovici đề xuất một số điểm linh hoạt cho Athens, theo đó tất cả các yêu cầu với Hy Lạp sẽ được nới rộng hơn. Tuy nhiên, đề xuất này phải đi kèm với điều kiện tiên quyết: Hy Lạp phải thực hiện những cam kết một cách hiệu quả và quyết tâm cải cách phải được coi là tất yếu.
Từ Washington, người phát ngôn của IMF - một trong nhóm "bộ ba chủ nợ" cho Hy Lạp vay tiền, ông Gerry Rice, cũng bày tỏ sẵn sàng nhượng bộ với Athen để quốc gia ngập trong nợ này có thể nhận được những khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ chung.
Mặc dù còn tồn tại một số tranh cãi liên quan đến thời gian để Hy Lạp thực hiện chương trình "thắt lưng buộc bụng," song định chế tài chính toàn cầu này khẳng định việc gia hạn thời gian cho Athens phụ thuộc vào khả năng tài chính.
Các nhà lãnh đạo EU cho rằng Hy Lạp phải cắt giảm chi tiêu tại khu vực tài chính công nhằm tiết kiệm 11,5 tỷ euro (14,5 tỷ USD) trong hai năm 2013 và 2014. EU muốn được nhìn thấy những tiến bộ cụ thể của nước này trong tiến trình cải cách cơ cấu, đặc biệt là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang bị đánh giá hoạt động trì trệ.
Hiện Hy Lạp đang tìm cách kéo dài thời gian thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế. Song quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) dự kiến diễn ra vào ngày 18-19/10 tới.
Trong khi đó, Hy Lạp đã bác bỏ thông tin cho rằng nước này sẽ đề nghị một gói cứu trợ thứ ba từ Liên minh châu Âu (EU), giúp xứ sở "Thần thoại" thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ vào mùa Thu tới, sau khi gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro vẫn chưa được giải ngân hoàn toàn.
Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 13/9, Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yannis Stournaras cho biết quan điểm trên do Thủ tướng nước này Antonis Samaras và ông đưa ra.
Trước đó, một số phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài cho rằng Hy Lạp sẽ phải yêu cầu một gói cứu trợ thứ ba từ phía EU, đồng thời cũng nhấn mạnh Hy Lạp vẫn chưa tìm được nguồn tài chính bổ sung và mới chỉ thực hiện được 22% cam kết để nhận được gói cứu trợ thứ hai, trị giá 130 tỷ euro.
Phó giám đốc điều hành, đại diện cho Hy Lạp, trong Hội đồng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Tanos Kasambas đã trích dẫn thông báo trên và khẳng định ông "chưa bao giờ nghe, chưa bao giờ thảo luận cũng như chưa bao giờ nhắc đến gói cứu trợ thứ 3" cho Hy Lạp như trong thông báo sai sự thật trên.
Ông Kasambas cũng phủ nhận thông tin cho rằng Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải bù lỗ thâm hụt ngân sách của Hy Lạp và chỉ tuyên bố rằng IMF đã hỗ trợ tài chính cho Athens trong vòng bốn năm qua và trong thời gian này chưa có chương trình hỗ trợ tài chính bổ sung nào được đưa ra xem xét.
Hiện, các đại diện "bộ ba" tham gia cứu trợ Hy Lạp, gồm Ủy ban châu Âu (EC), ECB và IMF đang ở Athen nhằm đánh giá quá trình thực hiện các cam kết đã thỏa thuận nhằm đổi lấy phần giải ngân trị giá 31,5 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ hai. Để nhận được khoản tiền này, Chính phủ Hy Lạp cần phải thực hiện chương trình cắt giảm chi tiêu quốc gia mới trị giá 11,5 tỷ euro, cũng như áp dụng các biện pháp cải cách tài chính khắc khổ.
Trong một diễn biến khác, cùng ngày 13/9, Hiệp hội công nghiệp Confindustria công bố báo cáo dự báo Italy, nền kinh tế lớn thứ ba trong Eurozone, tiếp tục rơi vào suy thoái trong hai năm tới. Theo Confindustria, hiệp hội có ảnh hưởng lớn tại châu Âu, kinh tế Italy sẽ giảm 2,4% trong năm nay và tiếp tục giảm 0,6% trong năm 2013. Với triển vọng không chắc chắn này, Italy vẫn chìm trong suy thoái nặng nề với triển vọng phục hồi yếu ớt.
Confindustria dự báo trong năm nay mức tiêu thụ bình quân tính theo đầu người giảm 3,6%, mức giảm lớn nhất so với những năm trước chiến tranh. Cùng với đó là kim ngạch nhập khẩu cũng giảm tới 7,7% và chỉ có thể bật lại 0,9% trong năm 2013.
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Trung ương Italy, nợ công của nước này sau khi lên tới mức kỷ lục 1.973 tỷ euro trong tháng 6/2012 đã giảm xuống 1.960 tỷ euro trong tháng 7/2012, lần đầu tiên giảm kể từ tháng Hai năm nay.
Ngân hàng Trung ương châu Âu cảnh báo Italy chưa thể đủ sức làm dịu cuộc khủng hoảng nợ nhờ các chính sách "thắt lưng buộc bụng." Hiện chính phủ kỹ trị do Thủ tướng Mario Monti đứng đầu đang nỗ lực tìm nhiều giải pháp để cắt giảm thâm hụt ngân sách và chi phí vay thông qua chính sách cải cách cơ cấu và tăng thuế./.
(TTXVN)