Năm 2012, số các lò phản ứng hạt nhân hoạt động trên toàn thế giới đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ hồi năm 2011 sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản. Đây là nội dung bản báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Theo hãng tin Pháp AFP ngày 5/3, trong báo cáo này, IAEA cho biết tính đến cuối năm 2012, trên thế giới có tổng cộng 437 lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện hoạt động, nhiều hơn năm trước đó hai lò. Tổng sản lượng điện hạt nhân đã tăng 3,7 gigawatt lên con số 372,5 gigawatt, tăng nhẹ so với mức giảm sút 7 gigawatt của năm 2011.
Báo cáo Công nghệ hạt nhân của IAEA cho biết năm 2012 có 7 lò phản ứng hạt nhân mới đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại Trung Quốc (4 lò), Hàn Quốc, Nga và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, mỗi nước 1 lò. Trong khi đó, chỉ có 3 lò phản ứng phải đóng cửa vĩnh viễn, một lò tại Canada và hai lò tại Anh đã hoạt động hơn 40 năm. Trong số 67 lò đang trong quá trình xây dựng có tới 47 lò đặt tại châu Á.
Các chuyên gia IAEA nhấn mạnh các nước đang chú trọng tới công nghệ kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân và các lò phản ứng cỡ vừa và nhỏ, có chi phí đầu tư thấp.
[Điện hạt nhân Nhật Bản chưa thể hoạt động trở lại]
Thảm họa kép động đất gây sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011 đã kéo theo một sự cố hạt nhân được giới chuyên gia đánh giá là tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Sau sự kiện này, 13 lò phản ứng đã ngừng hoạt động vĩnh viễn, trong đó có 8 lò tại Đức và 4 lò tại Nhật Bản./.
Theo hãng tin Pháp AFP ngày 5/3, trong báo cáo này, IAEA cho biết tính đến cuối năm 2012, trên thế giới có tổng cộng 437 lò phản ứng hạt nhân sản xuất điện hoạt động, nhiều hơn năm trước đó hai lò. Tổng sản lượng điện hạt nhân đã tăng 3,7 gigawatt lên con số 372,5 gigawatt, tăng nhẹ so với mức giảm sút 7 gigawatt của năm 2011.
Báo cáo Công nghệ hạt nhân của IAEA cho biết năm 2012 có 7 lò phản ứng hạt nhân mới đã được xây dựng và đi vào hoạt động tại Trung Quốc (4 lò), Hàn Quốc, Nga và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất, mỗi nước 1 lò. Trong khi đó, chỉ có 3 lò phản ứng phải đóng cửa vĩnh viễn, một lò tại Canada và hai lò tại Anh đã hoạt động hơn 40 năm. Trong số 67 lò đang trong quá trình xây dựng có tới 47 lò đặt tại châu Á.
Các chuyên gia IAEA nhấn mạnh các nước đang chú trọng tới công nghệ kéo dài thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân và các lò phản ứng cỡ vừa và nhỏ, có chi phí đầu tư thấp.
[Điện hạt nhân Nhật Bản chưa thể hoạt động trở lại]
Thảm họa kép động đất gây sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011 đã kéo theo một sự cố hạt nhân được giới chuyên gia đánh giá là tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Sau sự kiện này, 13 lò phản ứng đã ngừng hoạt động vĩnh viễn, trong đó có 8 lò tại Đức và 4 lò tại Nhật Bản./.
(TTXVN)