Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, số nợ thuế chuyên thu quá hạn lũy kế đến ngày 31/5 ước khoảng 5.823 tỷ đồng, tăng 939 tỷ đồng so với số nợ lũy kế của cuối năm 2011.
Trong đó, nợ khó thu là 2.534,2 tỷ đồng; nợ chờ xóa, xét, miễn, giảm được khoanh và gia hạn là 446,8 tỷ đồng; nợ có khả năng thu là 2.842 tỷ đồng.
Đánh giá của Tổng cục Hải quan, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ thuế phát sinh tăng là do nền kinh tế những tháng đầu năm 2012 gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, hoạt động cầm chừng hoặc rơi vào tình trạng phá sản.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chây ỳ, không nộp thuế đúng hạn hoặc tuy có khả năng thanh toán, nhưng vẫn dựa vào chính sách của nhà nước để chiếm dụng vốn, không nộp thuế đúng hạn. Một số khoản nợ thuế truy thu, ấn định khó có khả năng thu hồi.
Tình trạng nợ thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá hạn diễn ra phổ biến. Vai trò quản lý, đôn đốc, theo dõi nợ thuế của các đơn vị tuy đã được đề cao, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nợ thuế.
Trước thực tế này, từ nay đến cuối năm, ngành thuế tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, chống thất thu thuế và gian lận thương mại về số lượng, trị giá, mã số và mức thuế… Qua đó, toàn ngành kiểm soát chặt chẽ không để tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế, chính sách của nhà nước để trốn thuế.
Bên cạnh đó, từng cục hải quan địa phương chú trọng đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Theo đó, từng đơn vị phát hiện kịp thời sai sót và hành vi gian lận, trốn thuế.
Đặc biệt, toàn ngành rà soát trên hệ thống dữ liệu các mặt hàng có trị giá khai báo thấp, các mặt hàng nhạy cảm không khuyến khích nhập khẩu để sửa đổi, bổ sung vào danh mục quản lý rủi ro hàng xuất khẩu, nhập khẩu./.
Trong đó, nợ khó thu là 2.534,2 tỷ đồng; nợ chờ xóa, xét, miễn, giảm được khoanh và gia hạn là 446,8 tỷ đồng; nợ có khả năng thu là 2.842 tỷ đồng.
Đánh giá của Tổng cục Hải quan, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ thuế phát sinh tăng là do nền kinh tế những tháng đầu năm 2012 gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, hoạt động cầm chừng hoặc rơi vào tình trạng phá sản.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chây ỳ, không nộp thuế đúng hạn hoặc tuy có khả năng thanh toán, nhưng vẫn dựa vào chính sách của nhà nước để chiếm dụng vốn, không nộp thuế đúng hạn. Một số khoản nợ thuế truy thu, ấn định khó có khả năng thu hồi.
Tình trạng nợ thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá hạn diễn ra phổ biến. Vai trò quản lý, đôn đốc, theo dõi nợ thuế của các đơn vị tuy đã được đề cao, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nợ thuế.
Trước thực tế này, từ nay đến cuối năm, ngành thuế tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, chống thất thu thuế và gian lận thương mại về số lượng, trị giá, mã số và mức thuế… Qua đó, toàn ngành kiểm soát chặt chẽ không để tổ chức, cá nhân lợi dụng cơ chế, chính sách của nhà nước để trốn thuế.
Bên cạnh đó, từng cục hải quan địa phương chú trọng đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp thông qua việc tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp. Theo đó, từng đơn vị phát hiện kịp thời sai sót và hành vi gian lận, trốn thuế.
Đặc biệt, toàn ngành rà soát trên hệ thống dữ liệu các mặt hàng có trị giá khai báo thấp, các mặt hàng nhạy cảm không khuyến khích nhập khẩu để sửa đổi, bổ sung vào danh mục quản lý rủi ro hàng xuất khẩu, nhập khẩu./.
Hải Yến (TTXVN)