Mưa liên tục trong nhiều ngày qua, cùng với nước lũ đầu nguồn đổ về và triều cường, đã làm cho nhiều đoạn đê bao xung yếu tại huyện Cù Lao Dung (án ngữ ngay hạ nguồn sông Hậu) của tỉnh Sóc Trăng bị phá vỡ, gây ngập hàng trăm hécta mía, hoa màu, cây trái và nhà dân.
Thiệt hại nặng nhất là tại thị trấn Cù Lao Dung với 12 đoạn đê bao bị vỡ, tổng chiều dài trên 60m.
Ngay khi sự cố xảy ra, các lực lượng ứng cứu phòng chống lụt bão và nhân dân địa phương đã khắc phục được 10 đoạn.
Còn hai đoạn bị vỡ nghiêm trọng với chiều dài 13m, độ sâu khoảng 5m, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện đang điều động phương tiện bằng cơ giới để khắc phục.
Vỡ đê bao, ngập úng nặng đã làm thiệt hại hoàn toàn 2.000m2 khoai mì, 3ha bưởi, riêng 15ha mía tuy bị ngập sâu, nhưng thiệt hại không đáng kể.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Cù Lao Dung, đến chiều 30/9, toàn huyện đã có 34 đoạn bị vỡ, tràn với tổng chiều dài gần 200m đê bao.
Nhờ sự phối hợp nhanh, kịp thời giữa các lực lượng và nhân dân, hầu hết các đoạn đê bao bị vỡ đã được khắc phục ngay trong ngày, chỉ còn 4-5 đoạn bị vỡ nặng, sâu, đang cần cơ giới vào để khắc phục trong những ngày tới.
Vỡ đê bao đã làm cho vài trăm ha mía bị ngập, nhưng thiệt hại không nhiều do triều cường rút, nước cũng rút một phần, chỉ có khoảng vài chục hécta cây ăn trái, rau màu, khoai, đậu là thiệt hại nặng, có nơi thiệt hại hoàn toàn. Bên cạnh đó, khá nhiều hộ dân bị ngập, gây khó khăn trong đi lại, sinh hoạt...
Dự báo trong những ngày tới, đợt triều cường đỉnh vẫn còn lên xuống vài lần nữa, nếu mưa nhiều và nước lũ đầu nguồn tiếp tục đổ về mạnh, nhất là có gió lớn sẽ còn gây ảnh hưởng đến đê bao vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng tại huyện Cù lao Dung.
Những cơn mưa kéo dài từ ngày 27-30/9 cũng đã làm vỡ cống, đập và tràn đê ở nhiều khu vực tại huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) khiến 15 điểm trường bị ngập nước. Các điểm trường bị ngập nước nằm chủ yếu ở xã Đông Thạnh, Đông Phước, Phú Hữu, là những điểm trường cũ, nằm ở vùng thấp, ngoài đê bao.
Ở các điểm trường này, nước ngập từ 10-40cm, nên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo bốn trường tiểu học cho học sinh nghỉ học từ ngày 30/9 chờ nước rút.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành cho biết khác những năm trước, năm nay mưa lớn kéo dài trong mùa nước nổi đã làm nước tràn đê, vỡ cống, gây ngập nhiều trường.
Những trường bị ngập đã xây lâu năm, được đưa vào diện cần xây mới ở khu vực cao hơn. Khi nước rút, nhà trường sẽ huy động giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia dọn dẹp phòng học, bàn ghế để các em sớm quay trở lại học tập.
Trong mùa mưa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành đã chỉ đạo các trường tuyên truyền cho học sinh những kiến thức giữ an toàn khi đi đò và những lúc nước ngập, dặn dò phụ huynh quản lý con em khi mưa lớn kéo dài xảy ra ngập nước; vận động các công ty, doanh nghiệp tài trợ cặp phao tặng cho học sinh ở những vùng hay xảy ra ngập nước.
Còn tại Long An, một cháu bé 9 tuổi đã bị nước lũ nhấn chìm. Trong lúc đang ở chơi nhà bà nội tại xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, cháu Nguyễn Hữu Lộc, 9 tuổi, là con anh Nguyễn Văn Mười, ở thị trấn Tân Hưng, một mình lấy xuồng bơi cách nhà 20-30m để đi cầu, bị nước lũ đánh dập vào xuồng nên rớt xuống sông. Gần 1 tiếng đồng hồ sau, gia đình không thấy cháu Lộc mới tìm kiếm, vớt lên nhưng cháu đã chết./.
Thiệt hại nặng nhất là tại thị trấn Cù Lao Dung với 12 đoạn đê bao bị vỡ, tổng chiều dài trên 60m.
Ngay khi sự cố xảy ra, các lực lượng ứng cứu phòng chống lụt bão và nhân dân địa phương đã khắc phục được 10 đoạn.
Còn hai đoạn bị vỡ nghiêm trọng với chiều dài 13m, độ sâu khoảng 5m, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện đang điều động phương tiện bằng cơ giới để khắc phục.
Vỡ đê bao, ngập úng nặng đã làm thiệt hại hoàn toàn 2.000m2 khoai mì, 3ha bưởi, riêng 15ha mía tuy bị ngập sâu, nhưng thiệt hại không đáng kể.
Theo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện Cù Lao Dung, đến chiều 30/9, toàn huyện đã có 34 đoạn bị vỡ, tràn với tổng chiều dài gần 200m đê bao.
Nhờ sự phối hợp nhanh, kịp thời giữa các lực lượng và nhân dân, hầu hết các đoạn đê bao bị vỡ đã được khắc phục ngay trong ngày, chỉ còn 4-5 đoạn bị vỡ nặng, sâu, đang cần cơ giới vào để khắc phục trong những ngày tới.
Vỡ đê bao đã làm cho vài trăm ha mía bị ngập, nhưng thiệt hại không nhiều do triều cường rút, nước cũng rút một phần, chỉ có khoảng vài chục hécta cây ăn trái, rau màu, khoai, đậu là thiệt hại nặng, có nơi thiệt hại hoàn toàn. Bên cạnh đó, khá nhiều hộ dân bị ngập, gây khó khăn trong đi lại, sinh hoạt...
Dự báo trong những ngày tới, đợt triều cường đỉnh vẫn còn lên xuống vài lần nữa, nếu mưa nhiều và nước lũ đầu nguồn tiếp tục đổ về mạnh, nhất là có gió lớn sẽ còn gây ảnh hưởng đến đê bao vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng tại huyện Cù lao Dung.
Những cơn mưa kéo dài từ ngày 27-30/9 cũng đã làm vỡ cống, đập và tràn đê ở nhiều khu vực tại huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang) khiến 15 điểm trường bị ngập nước. Các điểm trường bị ngập nước nằm chủ yếu ở xã Đông Thạnh, Đông Phước, Phú Hữu, là những điểm trường cũ, nằm ở vùng thấp, ngoài đê bao.
Ở các điểm trường này, nước ngập từ 10-40cm, nên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã chỉ đạo bốn trường tiểu học cho học sinh nghỉ học từ ngày 30/9 chờ nước rút.
Ông Nguyễn Văn Hiền, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành cho biết khác những năm trước, năm nay mưa lớn kéo dài trong mùa nước nổi đã làm nước tràn đê, vỡ cống, gây ngập nhiều trường.
Những trường bị ngập đã xây lâu năm, được đưa vào diện cần xây mới ở khu vực cao hơn. Khi nước rút, nhà trường sẽ huy động giáo viên, phụ huynh và học sinh tham gia dọn dẹp phòng học, bàn ghế để các em sớm quay trở lại học tập.
Trong mùa mưa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Thành đã chỉ đạo các trường tuyên truyền cho học sinh những kiến thức giữ an toàn khi đi đò và những lúc nước ngập, dặn dò phụ huynh quản lý con em khi mưa lớn kéo dài xảy ra ngập nước; vận động các công ty, doanh nghiệp tài trợ cặp phao tặng cho học sinh ở những vùng hay xảy ra ngập nước.
Còn tại Long An, một cháu bé 9 tuổi đã bị nước lũ nhấn chìm. Trong lúc đang ở chơi nhà bà nội tại xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, cháu Nguyễn Hữu Lộc, 9 tuổi, là con anh Nguyễn Văn Mười, ở thị trấn Tân Hưng, một mình lấy xuồng bơi cách nhà 20-30m để đi cầu, bị nước lũ đánh dập vào xuồng nên rớt xuống sông. Gần 1 tiếng đồng hồ sau, gia đình không thấy cháu Lộc mới tìm kiếm, vớt lên nhưng cháu đã chết./.
(TTXVN/Vietnam+)