Dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, được xây dựng trên địa bàn 3, xã Điện Quang, Tân Dương, Thượng Hà. Tuy nhiên, sau gần 8 tháng tiến hành xây dựng, đến nay đơn vị thi công dự án nhà máy thủy điện này vẫn chưa đưa ra được phương án di dời các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng đến nơi ở mới để người dân có thể sớm “an cư lạc nghiệp.”
Trên địa bàn 3 xã mà nhà máy thủy điện Vĩnh Hà tiến hành xây dựng có hơn 200 hộ dân bị ảnh hưởng cần được sắp xếp lại nơi ăn, chốn ở; trong đó, toàn bộ 56 hộ dân ở bản 10, xã Tân Dương là thuộc diện phải di rời hoàn toàn đến nơi ở mới, số còn lại thuộc diện tái định cư tại chỗ. Trong tổng số hơn 17 tỷ đồng kinh phí chi trả giải phóng mặt bằng được phê duyệt thì đến thời điểm này, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành chi trả được hơn 14 tỷ đồng cho 94 hộ dân.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên Đỗ Như Dũng cho biết: Theo văn bản cam kết với huyện thì chậm nhất là đến cuối tháng 6/2013, đơn vị thi công dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà phải trình các phương án tái định cư cho các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng để huyện Bảo Yên xem xét, tiến hành xin ý kiến người dân để lựa chọn, triển khai. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị thi công dự án chưa có các phương án tái định cư trình lên hội đồng…
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Dương, huyện Bảo Yên Lý Phúc Tinh cũng cho biết: Điều chính quyền, người dân xã Tân Dương quan tâm nhất hiện nay là phương án tái định cư cho các hộ dân thuộc diện phải di dời đến nơi ở mới đến nay chưa có. Cùng với đó, nếu dự án này bị chậm tiến độ thì đời sống của một số hộ dân nơi đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi những hộ dân này bị mất đất sản xuất, đang trông chờ vào việc có mặt nước của đập thủy điện để tiến hành nuôi trồng thủy sản nhằm sớm ổn định lại cuộc sống.
Tìm hiểu trực tiếp từ phía người dân, ông Lý Văn Đon, ở bản 10 xã Tân Dương chia sẻ: Chúng tôi đã đồng thuận hiến đất, đã nhận tiền đền bù và mong sớm được về nơi ở mới để yên tâm bắt tay vào sản xuất, sớm ổn định lại cuộc sống. Vậy mà đến nay, đơn vị thi công không đưa ra phương án tái định cư; cũng không thông báo rõ đến khi nào sẽ lấy đất để xây dựng nhà máy. Tất cả những điều này khiến người dân lo lắng về nơi ở mới, không dám bắt tay vào sản xuất mùa vụ trên những diện tích đất đã nhận tiền đền bù. Ông Đon mong muốn đơn vị thi công sớm thể hiện trách nhiệm với nhân dân trong vùng dự án.
Trước thực trạng trên, Phó Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà Bùi Thức Dục giải thích: Theo thiết kế xây dựng thì đây là công trình nhà máy thủy điện sau đập, gồm 2 tổ máy với tổng công suất là 21 MW, tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Thời gian thi công, hoàn thành toàn bộ dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà là trong vòng 34 tháng (đến quý 1/2016). Nhưng mốc thời gian dự kiến hoàn thành này nhiều khả năng sẽ phải thay đổi và nhà máy thủy điện Vĩnh Hà có thể chậm tiến độ 1 năm sau sự cố vỡ đê bao ngăn dòng kỹ thuật (xảy ra vào rạng sáng 11/5).
Hiện đang thời điểm mùa lũ, đơn vị thi công không thể tiến hành được công tác khắc phục hậu quả. Chúng tôi phải đợi đến khoảng tháng 10, khi mùa khô bắt đầu mới có thể tiến hành được công việc đắp lại đê bao kỹ thuật./.
Trên địa bàn 3 xã mà nhà máy thủy điện Vĩnh Hà tiến hành xây dựng có hơn 200 hộ dân bị ảnh hưởng cần được sắp xếp lại nơi ăn, chốn ở; trong đó, toàn bộ 56 hộ dân ở bản 10, xã Tân Dương là thuộc diện phải di rời hoàn toàn đến nơi ở mới, số còn lại thuộc diện tái định cư tại chỗ. Trong tổng số hơn 17 tỷ đồng kinh phí chi trả giải phóng mặt bằng được phê duyệt thì đến thời điểm này, đơn vị thực hiện dự án đã tiến hành chi trả được hơn 14 tỷ đồng cho 94 hộ dân.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Yên Đỗ Như Dũng cho biết: Theo văn bản cam kết với huyện thì chậm nhất là đến cuối tháng 6/2013, đơn vị thi công dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà phải trình các phương án tái định cư cho các hộ dân trong vùng bị ảnh hưởng để huyện Bảo Yên xem xét, tiến hành xin ý kiến người dân để lựa chọn, triển khai. Nhưng đến thời điểm này, đơn vị thi công dự án chưa có các phương án tái định cư trình lên hội đồng…
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Tân Dương, huyện Bảo Yên Lý Phúc Tinh cũng cho biết: Điều chính quyền, người dân xã Tân Dương quan tâm nhất hiện nay là phương án tái định cư cho các hộ dân thuộc diện phải di dời đến nơi ở mới đến nay chưa có. Cùng với đó, nếu dự án này bị chậm tiến độ thì đời sống của một số hộ dân nơi đây sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Bởi những hộ dân này bị mất đất sản xuất, đang trông chờ vào việc có mặt nước của đập thủy điện để tiến hành nuôi trồng thủy sản nhằm sớm ổn định lại cuộc sống.
Tìm hiểu trực tiếp từ phía người dân, ông Lý Văn Đon, ở bản 10 xã Tân Dương chia sẻ: Chúng tôi đã đồng thuận hiến đất, đã nhận tiền đền bù và mong sớm được về nơi ở mới để yên tâm bắt tay vào sản xuất, sớm ổn định lại cuộc sống. Vậy mà đến nay, đơn vị thi công không đưa ra phương án tái định cư; cũng không thông báo rõ đến khi nào sẽ lấy đất để xây dựng nhà máy. Tất cả những điều này khiến người dân lo lắng về nơi ở mới, không dám bắt tay vào sản xuất mùa vụ trên những diện tích đất đã nhận tiền đền bù. Ông Đon mong muốn đơn vị thi công sớm thể hiện trách nhiệm với nhân dân trong vùng dự án.
Trước thực trạng trên, Phó Ban quản lý dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà Bùi Thức Dục giải thích: Theo thiết kế xây dựng thì đây là công trình nhà máy thủy điện sau đập, gồm 2 tổ máy với tổng công suất là 21 MW, tổng mức đầu tư gần 900 tỷ đồng. Thời gian thi công, hoàn thành toàn bộ dự án nhà máy thủy điện Vĩnh Hà là trong vòng 34 tháng (đến quý 1/2016). Nhưng mốc thời gian dự kiến hoàn thành này nhiều khả năng sẽ phải thay đổi và nhà máy thủy điện Vĩnh Hà có thể chậm tiến độ 1 năm sau sự cố vỡ đê bao ngăn dòng kỹ thuật (xảy ra vào rạng sáng 11/5).
Hiện đang thời điểm mùa lũ, đơn vị thi công không thể tiến hành được công tác khắc phục hậu quả. Chúng tôi phải đợi đến khoảng tháng 10, khi mùa khô bắt đầu mới có thể tiến hành được công việc đắp lại đê bao kỹ thuật./.
Nguyễn Thắng (TTXVN)