Theo ông Lê Ngọc Hưng, Giám đốc Sở Công Thương Lào Cai, tỉnh đang chỉ đạo hai nhà máy thủy điện Sử Pán 2 và Nậm Toóng cùng địa phương khắc phục sự cố sạt lở đất, ổn định đời sống nhân dân địa phương và sau khi kiểm tra đạt yêu cầu mới cho phép hai đơn vị trên tiếp tục thi công.
Từ ngày 27/12 đến nay, tất cả đơn vị tập trung bốc xúc đất đá ra khỏi nhà máy. Kế hoạch đề ra là 15 ngày nhưng đơn vị phấn đấu trong 10 ngày sẽ hoàn thành việc giải phóng toàn bộ khối lượng đất đá vùi lấp nhà máy.
Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 25/12, một lượng đất đá lớn đã sạt xuống vùi lấp công trình Nhà máy thủy điện Sử Pán 2, do Công ty thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên làm chủ đầu tư xây dựng tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa.
Nguyên nhân sạt lở là do đơn vị thi công Nhà máy thủy điện Nậm Toóng đã đổ một khối lượng lớn đất đá thải vùi lấp suối Mường Hoa và tràn vào Nhà máy thủy điện Sử Pán.
Rất may vụ sạt lở xảy ra đúng vào lúc cán bộ và công nhân thi công Nhà máy thủy điện Sử Pán đang nghỉ nên không có thiệt hại về người.
Tuy nhiên, do khối lượng đất đá sạt lở quá lớn đã làm sập một góc nhà máy, vùi lấp toàn bộ thiết bị điều khiển trung tâm, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thôn các thôn La Ve và Bản Hồ của xã Bản Hồ.
Ngay sau đó, các ngành chức năng cùng lãnh đạo huyện Sa Pa và xã Bản Hồ đã có mặt lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công Nhà máy thủy điện Nậm Toóng dừng thi công để xử lý sự cố; tiến hành nạo vét đất đá lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán; xử lý toàn bộ đất đá đổ ra lòng suối Mường Hoa.
Hội đồng khám nghiệm hiện trường đã tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị gây ra vụ sạt lở đất đá lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2.
Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 gồm 3 tổ máy, với tổng công suất 34,5 MW. Đến nay, tổ máy số 1 đã hoàn thành và chuẩn bị phát điện vào dịp trước Tết Nguyên đán Tân Mão.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà máy, vụ sạt lở đất này khiến thời gian phát điện của nhà máy chậm lại ít nhất 6 tháng./.
Từ ngày 27/12 đến nay, tất cả đơn vị tập trung bốc xúc đất đá ra khỏi nhà máy. Kế hoạch đề ra là 15 ngày nhưng đơn vị phấn đấu trong 10 ngày sẽ hoàn thành việc giải phóng toàn bộ khối lượng đất đá vùi lấp nhà máy.
Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 25/12, một lượng đất đá lớn đã sạt xuống vùi lấp công trình Nhà máy thủy điện Sử Pán 2, do Công ty thủy điện Sông Đà-Hoàng Liên làm chủ đầu tư xây dựng tại xã Bản Hồ, huyện Sa Pa.
Nguyên nhân sạt lở là do đơn vị thi công Nhà máy thủy điện Nậm Toóng đã đổ một khối lượng lớn đất đá thải vùi lấp suối Mường Hoa và tràn vào Nhà máy thủy điện Sử Pán.
Rất may vụ sạt lở xảy ra đúng vào lúc cán bộ và công nhân thi công Nhà máy thủy điện Sử Pán đang nghỉ nên không có thiệt hại về người.
Tuy nhiên, do khối lượng đất đá sạt lở quá lớn đã làm sập một góc nhà máy, vùi lấp toàn bộ thiết bị điều khiển trung tâm, gây thiệt hại lớn về kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân thôn các thôn La Ve và Bản Hồ của xã Bản Hồ.
Ngay sau đó, các ngành chức năng cùng lãnh đạo huyện Sa Pa và xã Bản Hồ đã có mặt lập biên bản yêu cầu đơn vị thi công Nhà máy thủy điện Nậm Toóng dừng thi công để xử lý sự cố; tiến hành nạo vét đất đá lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán; xử lý toàn bộ đất đá đổ ra lòng suối Mường Hoa.
Hội đồng khám nghiệm hiện trường đã tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị gây ra vụ sạt lở đất đá lấp Nhà máy thủy điện Sử Pán 2.
Nhà máy thủy điện Sử Pán 2 gồm 3 tổ máy, với tổng công suất 34,5 MW. Đến nay, tổ máy số 1 đã hoàn thành và chuẩn bị phát điện vào dịp trước Tết Nguyên đán Tân Mão.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhà máy, vụ sạt lở đất này khiến thời gian phát điện của nhà máy chậm lại ít nhất 6 tháng./.
Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)