Âu thuyền Phú Hải, xã Phú Hải, huyện Phú Vang là khu neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão hiện đại và có quy mô lớn nhất tỉnh Thừa Thiên-Huế, được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2011 nhưng luồng lạch ra, vào khu neo đậu không được khơi thông đã khiến cho nhiều tàu, thuyền có công suất lớn bị mắc cạn, gây thiệt hại về kinh tế, lo lắng cho ngư dân khi mùa mưa bão đang đến gần.
Theo khảo sát, luồng lạch ra, vào khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải chỉ có mực nước sâu 0,5m, chạy dài đến hơn 300m và rộng 15m. Như vậy, tàu, thuyền có công suất trên 90CV không thể ra vào được vì theo kinh nghiệm của ngư dân luồng lạch phải có mực nước sâu 3m mới bảo đảm cho tàu thuyền đi lại.
Nhiều chủ tàu có công suất lớn cho biết nếu tàu, thuyền bị mắc cạn khi đi vào luồng lạch của khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải phải mất từ 2-7giờ đồng hồ mới khắc phục xong.
Ông Phan Minh Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Hải cho biết đã ghi nhận được 15 chiếc tàu công suất lớn bị mắc cạn khi ra, vào khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải. Ngư dân, chính quyền địa phương đều rất lo lắng và đã phản ánh nhiều lần nhưng chưa được quan tâm giải quyết. Trong khi đó, việc khảo sát, nạo vét, khơi thông luồng lạch và kinh phí thực hiện thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng của xã.
Cũng theo ông Thắng, khi thi công các hạng mục của khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải đã đào đắp lên một khối lượng lớn đất, cát lớn, nhưng khi đưa khu neo đậu tàu vào sử dụng lại không hoàn trả lại. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến luồng lạch bị bồi lấp khiến tàu, thuyền mắc cạn.
Khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải là nơi tránh, trú bão và khi biển động mạnh. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải có vai trò như là "trạm" dừng nghỉ của hằng trăm tàu thuyền công suất lớn của các xã Phú Diên, Phú Hải, Phú Thuận, Vinh Thanh, thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang và của các tỉnh, thành khác đến.
Khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải có tổng mức đầu tư trên 42 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư; quy mô 500 tàu, thuyền công suất từ 20CV trở lên neo đậu. Hiện nay, công trình do Cảng cá Thuận An quản lý./.
Theo khảo sát, luồng lạch ra, vào khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải chỉ có mực nước sâu 0,5m, chạy dài đến hơn 300m và rộng 15m. Như vậy, tàu, thuyền có công suất trên 90CV không thể ra vào được vì theo kinh nghiệm của ngư dân luồng lạch phải có mực nước sâu 3m mới bảo đảm cho tàu thuyền đi lại.
Nhiều chủ tàu có công suất lớn cho biết nếu tàu, thuyền bị mắc cạn khi đi vào luồng lạch của khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải phải mất từ 2-7giờ đồng hồ mới khắc phục xong.
Ông Phan Minh Thắng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Phú Hải cho biết đã ghi nhận được 15 chiếc tàu công suất lớn bị mắc cạn khi ra, vào khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải. Ngư dân, chính quyền địa phương đều rất lo lắng và đã phản ánh nhiều lần nhưng chưa được quan tâm giải quyết. Trong khi đó, việc khảo sát, nạo vét, khơi thông luồng lạch và kinh phí thực hiện thì hoàn toàn nằm ngoài khả năng của xã.
Cũng theo ông Thắng, khi thi công các hạng mục của khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải đã đào đắp lên một khối lượng lớn đất, cát lớn, nhưng khi đưa khu neo đậu tàu vào sử dụng lại không hoàn trả lại. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến luồng lạch bị bồi lấp khiến tàu, thuyền mắc cạn.
Khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải là nơi tránh, trú bão và khi biển động mạnh. Trong điều kiện thời tiết bình thường, khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải có vai trò như là "trạm" dừng nghỉ của hằng trăm tàu thuyền công suất lớn của các xã Phú Diên, Phú Hải, Phú Thuận, Vinh Thanh, thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang và của các tỉnh, thành khác đến.
Khu neo đậu tàu, thuyền Phú Hải có tổng mức đầu tư trên 42 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư; quy mô 500 tàu, thuyền công suất từ 20CV trở lên neo đậu. Hiện nay, công trình do Cảng cá Thuận An quản lý./.
Nguyên Lý (TTXVN)