Trước đây, nước sông Sêrêpốc luôn trong xanh và không bị cạn về mùa khô. Do tác động nhiều mặt, rừng tự nhiên hai bên bờ sông bị chặt phá và đồi núi cạo trọc để lấy đất canh tác; vùng thượng nguồn bị đào xới khai thác vàng cộng thêm việc nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp xả nước thải ra thẳng dòng sông gây nên sự ô nhiễm nguồn nước.
Dòng sông bị ô nhiễm đã tác động tiêu cực đến điều kiện sinh thái tự nhiên trong vùng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sinh sống hai bên bờ sông và vùng lân cận.
Vùng thượng nguồn sông Sêrêpốc thuộc các xã Đăk R’măng, Quảng Sơn, Quảng Hòa (huyện Đăk Glong, Đăk Nông) là những địa bàn đất dốc, rừng đang bị chặt phá nhiều, lớp thảm thực vật suy giảm nhanh chóng.
Trên sườn đất dốc người dân trồng sắn và các loại hoa màu khác thay thế dần cho cây rừng tự nhiên. Độ che phủ rừng giảm, về mùa mưa nước cuốn trôi đất, phù sa, đá sỏi cùng tàn dư thực vật xuống sông suối nhanh hơn, nhiều hơn.
Dưới chân núi là các con suối, thường xuyên có hàng trăm, hàng ngàn người với các phương tiện máy đào, tàu cuốc, máy sàng lọc sỏi cát cùng các phương tiện làm việc thô sơ thi nhau đào đãi vàng, làm cho nước các con suối đầu nguồn đổ về sông Đăk R’măng (một nhánh của sông Sêrêpốc) đục ngầu và ô nhiễm nặng.
Tại xã Quảng Hòa còn có nhóm người khai thác quặng vàng gốc trong đá đã sử dụng cả hóa chất để phân tách vàng, xả trực tiếp ra dòng nước, có nguy cơ giết chết các loài thủy sinh.
Tại xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút- tỉnh Đắk Nông), từ năm 2000, khu công nghiệp Tâm Thắng đã được đầu tư xây dựng; hiện nay, nhiều nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm hoạt động. Đối diện với khu công nghiệp Tâm Thắng, ở phía bên kia sông Sêrêpốc là Khu công nghiệp Hòa Phú của tỉnh Đăk Lăk được xây dựng từ năm 2004. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở sản xuất của 2 khu công nghiệp này đã xả nước thải trực tiếp xuống dòng sông gây nên sự ô nhiễm.
Do nước thải xả xuống dòng sông, vào tháng 4 các năm 2010, 2011 và 2012 là thời điểm khô hạn nhất của Tây Nguyên, dòng sông Sêrêpốc cạn nhất, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cá chết trắng trôi dạt trên đoạn sông dài từ 5 đến 10 km thuộc địa bàn các xã Tâm Thắng, Nam Dong và Ea Pô (Cư Jút-Đăk Nông) và Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột-Đăk Lăk).
Để việc phục hồi môi trường nguồn nước sông Sêrêpốc có hiệu quả, chính quyền 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk cần phối hợp trong việc ngăn chặn việc khai thác vàng sa khoáng trái phép nơi thượng nguồn dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước; tập trung trồng rừng phủ xanh đất trống và hướng dẫn dân sản xuất hợp lý trên vùng đất dốc. Mặt khác, Sở Tài nguyên Môi trường Đăk Nông phải kiểm tra chặt chẽ việc xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả ra dòng sông đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về quy chế bảo vệ môi trường./.
Dòng sông bị ô nhiễm đã tác động tiêu cực đến điều kiện sinh thái tự nhiên trong vùng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân sinh sống hai bên bờ sông và vùng lân cận.
Vùng thượng nguồn sông Sêrêpốc thuộc các xã Đăk R’măng, Quảng Sơn, Quảng Hòa (huyện Đăk Glong, Đăk Nông) là những địa bàn đất dốc, rừng đang bị chặt phá nhiều, lớp thảm thực vật suy giảm nhanh chóng.
Trên sườn đất dốc người dân trồng sắn và các loại hoa màu khác thay thế dần cho cây rừng tự nhiên. Độ che phủ rừng giảm, về mùa mưa nước cuốn trôi đất, phù sa, đá sỏi cùng tàn dư thực vật xuống sông suối nhanh hơn, nhiều hơn.
Dưới chân núi là các con suối, thường xuyên có hàng trăm, hàng ngàn người với các phương tiện máy đào, tàu cuốc, máy sàng lọc sỏi cát cùng các phương tiện làm việc thô sơ thi nhau đào đãi vàng, làm cho nước các con suối đầu nguồn đổ về sông Đăk R’măng (một nhánh của sông Sêrêpốc) đục ngầu và ô nhiễm nặng.
Tại xã Quảng Hòa còn có nhóm người khai thác quặng vàng gốc trong đá đã sử dụng cả hóa chất để phân tách vàng, xả trực tiếp ra dòng nước, có nguy cơ giết chết các loài thủy sinh.
Tại xã Tâm Thắng (huyện Cư Jút- tỉnh Đắk Nông), từ năm 2000, khu công nghiệp Tâm Thắng đã được đầu tư xây dựng; hiện nay, nhiều nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm hoạt động. Đối diện với khu công nghiệp Tâm Thắng, ở phía bên kia sông Sêrêpốc là Khu công nghiệp Hòa Phú của tỉnh Đăk Lăk được xây dựng từ năm 2004. Trong quá trình hoạt động, các cơ sở sản xuất của 2 khu công nghiệp này đã xả nước thải trực tiếp xuống dòng sông gây nên sự ô nhiễm.
Do nước thải xả xuống dòng sông, vào tháng 4 các năm 2010, 2011 và 2012 là thời điểm khô hạn nhất của Tây Nguyên, dòng sông Sêrêpốc cạn nhất, nguồn nước bị ô nhiễm nặng, cá chết trắng trôi dạt trên đoạn sông dài từ 5 đến 10 km thuộc địa bàn các xã Tâm Thắng, Nam Dong và Ea Pô (Cư Jút-Đăk Nông) và Hòa Phú (thành phố Buôn Ma Thuột-Đăk Lăk).
Để việc phục hồi môi trường nguồn nước sông Sêrêpốc có hiệu quả, chính quyền 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk cần phối hợp trong việc ngăn chặn việc khai thác vàng sa khoáng trái phép nơi thượng nguồn dòng sông gây ô nhiễm nguồn nước; tập trung trồng rừng phủ xanh đất trống và hướng dẫn dân sản xuất hợp lý trên vùng đất dốc. Mặt khác, Sở Tài nguyên Môi trường Đăk Nông phải kiểm tra chặt chẽ việc xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả ra dòng sông đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về quy chế bảo vệ môi trường./.
Nguyễn Ngọc Minh (TTXVN)