Sự hợp tác Nga-Trung có làm chia rẽ các đồng minh của Mỹ?

Vụ va chạm bất ngờ hôm 23/7 giữa một máy bay do thám của Nga và các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc đang kéo theo những tranh cãi gay gắt.
Sự hợp tác Nga-Trung có làm chia rẽ các đồng minh của Mỹ? ảnh 1Tiêm kích F-15. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Reuters, vụ va chạm bất ngờ hôm 23/7 giữa một máy bay do thám của Nga và các máy bay chiến đấu của Hàn Quốc đang kéo theo những tranh cãi gay gắt.

Giới chức Hàn Quốc cho biết các máy bay chiến đấu F-15 của họ đã bắn hàng trăm phát đạn và pháo sáng cảnh báo để ngăn chặn một máy bay do thám A-50 của Nga mà theo họ nói là đã xâm nhập vùng không phận được Hàn Quốc tuyên bố chủ quyền.

Chiếc máy bay chiến đấu của Nga, vốn đang tiến hành hoạt động tuần tra với các máy bay Trung Quốc, sau đó đã rời đi, và Moskva và Seoul rơi vào cuộc tranh cãi ngoại giao xung quanh việc bên nào mới thực sự có lỗi.

Sự cố này có vẻ rất phức tạp khi Nga tuyên bố máy bay chiến đấu của họ vẫn ở trong không phận quốc tế khi vụ va chạm xảy ra ở khu vực Biển Nhật Bản. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là sự cố hôm 23/7 cho thấy hai đối thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ đang hợp tác với nhau để cùng lúc nhắm vào các đồng minh của Washington và chia rẽ họ. Đó là một tình huống mà chính quyền Trump dường như không chỉ thiếu một chiến lược, mà còn thường xuyên khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

[Quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản chờ đợi ''sự hòa hợp tốt đẹp'']

Địa điểm xảy ra sự cố hôm 23/7 tỏ ra trùng hợp một cách ngẫu nhiên. Nó xảy ra tại khu vực quần đảo Dokdo (Takeshima) tranh chấp mà cả Hàn Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền, từ đó gây ra thêm một sự tranh cãi ngoại giao nữa giữa Tokyo và Seoul.

Tuy nhiên, những vụ va chạm theo kiểu này - các nước thù địch chọc tức các đồng minh của Mỹ và thường xuyên tránh việc đối đầu với các lực lượng Mỹ - đang ngày càng phổ biến hơn.

Ở một chừng mực nào đó, căng thẳng hiện nay giữa Anh và Iran xung quanh việc chiếm giữ các tàu chở dầu của nhau, là một ví dụ điển hình. Những người có thẩm quyền ở Tehran có lẽ không dám chiếm giữ một tàu thương mại của Mỹ khi tính đến quy mô lực lượng quân sự của Washington ở khu vực.

Tuy nhiên, việc chiếm đoạt một tàu chở dầu của Anh lại mang lại cho họ những lợi thế tuyên truyền và tác động tương tự mà lại ít rủi ro hơn rất nhiều, đồng thời còn cho phép Tehran tuyên bố sự cố này là hành động trả đũa cho việc Anh chiếm giữ một tàu chở dầu của Iran ở ngoài khơi Gibralta vì bị cho là vi phạm các lệnh trừng phạt với Syria.

Vụ ám sát có chủ ý một người Nga ly khai tại Salisbury bằng chất độc thần kinh hồi năm ngoái cũng bị coi là một minh chứng tương tự cho việc Moskva hiện sẵn sàng làm những điều họ chưa bao giờ dám làm để chống lại Mỹ. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp khác, đặc biệt là những xung đột giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng ở Biển Đông và mâu thuẫn của Nga tại Đông Âu.

Đối với nhiều người ở Washington, điều đáng lo ngại nhất về sự cố trên không hôm 23/7 vừa qua là một sự hợp tác hành động giữa Moskva và Bắc Kinh. Trong bối cảnh quân đội Mỹ quay trở lại tập trung sự chú ý vào cuộc xung đột siêu cường tiềm tàng nhiều hơn là việc chống nổi dậy theo hình mẫu Iraq, họ có thể sẽ đánh bại Bắc Kinh ở Biển Đông hay Nga ở khu vực các nước Baltic, song để làm cả hai điều này cùng một lúc sẽ tiêu tốn nhiều thêm nguồn lực vốn đã sút kém của họ.

Sự hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc không phải là mới và dường như đang có xu hướng gia tăng. Đối với các đồng minh của Mỹ, sự lo ngại có vẻ còn nghiêm trọng hơn - họ đang ngày càng lo lắng rằng một chính quyền của Trump hay sau Trump sẽ không còn muốn hỗ trợ họ nữa. Và những tuyên bố của ông Trump còn khiến tình hình càng thêm phức tạp.

Chẳng hạn, những bình luận của ông hồi tuần qua rằng ông có thể nhanh chóng giành chiến thắng ở Afghanistan bằng cách tiêu diệt hàng triệu người Afghanistan tuy không gây phản ứng hay gây sốc quá nhiều, nhưng nó sẽ phù hợp với một xu hướng phát ngôn tổng quát hơn của tổng thống và Mỹ: đó là không đếm xỉa phần còn lại của thế giới và thậm chí còn coi thường một vài trong số các đồng minh thân cận nhất của mình.

Kể từ chiến dịch bầu cử năm 2016, Trump hầu như đã rút lại giọng điệu để mặc các đồng minh như Nhật Bản tự bảo vệ mình, song người ta vẫn nhớ rõ những tuyên bố này của ông. Vì vậy khi cuộc bầu cử 2020 đang nóng dần, sẽ có ít người tỏ ra bất ngờ nếu ông lại sa đà vào những giọng điệu đó một lần nữa.

Cuộc khủng hoảng tại Vùng Vịnh còn khiến những mâu thuẫn của Mỹ với các đồng minh nặng nề hơn, với cuộc thảo luận về một sứ mệnh của châu Âu bảo vệ các tàu thuyền theo hình mẫu của lực lượng đặc nhiệm EU chống lại cướp biển Somalia hồi đầu thập kỷ này.

Tuy nhiên, không may là dù có không đếm xỉa đến Mỹ, thì các đối tác của Mỹ ở châu Âu và châu Á có vẻ vẫn ngày càng chia rẽ. Giống như vụ Nga-Trung hợp tác tuần tra hôm 23/7 khiến những mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Hàn Quốc càng thêm trầm trọng, cả Nga và Trung Quốc đều có những cách khác nhau để khiến mâu thuẫn này gia tăng.

Những nghi vấn về vụ tiết lộ thông tin và can thiệp bầu cử Mỹ của Nga, hay những bằng chứng về đầu tư của Trung Quốc, là một vài trong số những ví dụ rõ ràng nhất. Tại Áo, chính phủ cực hữu mới đây bị một số quốc gia khác khó chịu khi cho là quá thân Nga, kéo theo sự suy giảm chia sẻ thông tin tình báo.

Thương vụ Nga bán tên lửa S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ càng khiến liên minh này rạn nứt khi Nga còn đang đề xuất bán cho Thổ Nhĩ Kỳ các máy bay chiến đấu của Nga để thay thế chương trình F-35 mà Thổ Nhĩ Kỳ bị loại ra để trả đũa./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục