Sáng 17/11, thảo luận ở tổ về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi), đa số các đại biểu cho rằng dự thảo Luật chưa được chuẩn bị chu đáo, còn dài dòng và chưa giải quyết triệt để những bất cập hiện đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của khu vực hợp tác xã.
Đồng tình với quan điểm cần thiết phải ban hành Luật hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội), Lê Văn Hưng (Hưng Yên), Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam) và nhiều đại biểu nhìn nhận: việc sửa đổi Luật là cần thiết để khắc phục những bất cập của Luật Hợp tác xã 2003 hầu như chỉ mang tính hình thức, không tạo điều kiện cho hợp tác xã hoạt động.
“Nông dân là đối tượng yếu thế nhất hiện nay, nếu không có phương thức tổ chức tốt thì sẽ không phát huy được trình độ, khả năng của người nông dân. Phải thông qua hợp tác xã, liên minh hợp tác xã để phát huy khối sức mạnh tổng hợp của nông dân. Việc sửa đổi và đưa Luật vào cuộc sống là cần thiết để hợp tác xã phát triển bền vững,” đại biểu Trần Thị Kim Phương nói.
Đề cập đến những nội dung cụ thể của dự thảo Luật, theo đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) thì hợp tác xã là mô hình kinh tế đơn giản, na ná như loại hình doanh nghiệp, nhưng dự thảo Luật lại phức tạp hóa, đưa ra nhiều vấn đề khiến cho Luật nặng nề và có nhiều điểm thiếu cơ sở.
Các đại biểu cho rằng các quy định của dự thảo Luật vẫn chưa làm rõ và khẳng định được bản chất, tính đặc thù của hợp tác xã trong tương quan với các loại hình doanh nghiệp khác cũng như c hính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp và chế tài xử lý các hành vi vi phạm, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển nhưng không sai lệch bản chất.
Nhiều quy định trong dự thảo Luật còn rất chung chung, khó áp dụng, một số quy định chưa dựa trên việc xem xét, cân nhắc kỹ tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của các hợp tác xã đang tồn tại, nếu áp dụng sẽ lại gây ra những khó khăn cho sự phát triển khu vực hợp tác xã.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) khẳng định cần làm rõ khái niệm hợp tác xã để có sự phân loại rõ ràng. Chỉ những hợp tác xã làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông dân mới được hưởng chính sách ưu đãi, còn các hợp tác xã hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng ra bên ngoài thì không được hưởng các chính sách này.
Hiện có nhiều loại hình hợp tác xã không chỉ bỏ vốn chung, cung cấp dịch vụ cho các xã viên mà còn cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, cũng là một hình thức kinh doanh có lợi nhuận, do vậy rất cần được phân loại rõ ràng. Đăng ký hợp tác xã nhưng hoạt động dưới dạng doanh nghiệp là không được, phải hoạt động theo Luật doanh nghiệp - đại biểu Chu Sơn Hà thẳng thắn.
Qua nhiều năm theo dõi lĩnh vực hợp tác xã, đại biểu Bùi Duy Nhâm (Hà Nội) nhận thấy trách nhiệm người đứng đầu hợp tác xã rất thấp, do vậy, theo ông, Luật nên quy định rõ tiêu chuẩn như thế nào, sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn thì được ứng cử vào chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cần gắn quá trình điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị với trách nhiệm tài chính chứ không thể chỉ qua lá phiếu tín nhiệm như hiện nay. Bên cạnh đó, cá nhân có quyền ứng cử vào các chức danh hợp tác xã nhưng cũng có quyền được từ chức chứ không phải chờ đến khi đại hội mới được rút.
Cũng liên quan đến vấn đề Hội đồng quản trị, các đại biểu cho rằng việc quy định hợp tác xã có Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc là rất nặng nề. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đặt câu hỏi: những hợp tác xã đang tồn tại, có ban quản trị mà giờ phải chuyển thành hội đồng quản trị thì phải bỏ hàng loạt con dấu, như vậy có phải lãng phí không?
Theo đại biểu, nên duy trì ban quản trị, nếu khó khăn thì bổ sung pháp luật cho nó hoạt động tốt hơn, không phải chỉ vì tên gọi mà nó không bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác.
Về việc dự thảo Luật bổ sung việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân vào phạm vi điều chỉnh. Về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế nhận thấy quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã.
Các đại biểu cũng cho rằng Luật nên quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển; đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, các cấp chính quyền, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tram giám sát pháp luật về hoạt động của hợp tác xã.
Nhiều đại biểu không đồng tình với việc thành lập quỹ tín dụng nằm trong hợp tác xã và cho hợp tác xã thành lập công ty./.
Đồng tình với quan điểm cần thiết phải ban hành Luật hợp tác xã (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội), Lê Văn Hưng (Hưng Yên), Nguyễn Tiến Quân (Quảng Nam) và nhiều đại biểu nhìn nhận: việc sửa đổi Luật là cần thiết để khắc phục những bất cập của Luật Hợp tác xã 2003 hầu như chỉ mang tính hình thức, không tạo điều kiện cho hợp tác xã hoạt động.
“Nông dân là đối tượng yếu thế nhất hiện nay, nếu không có phương thức tổ chức tốt thì sẽ không phát huy được trình độ, khả năng của người nông dân. Phải thông qua hợp tác xã, liên minh hợp tác xã để phát huy khối sức mạnh tổng hợp của nông dân. Việc sửa đổi và đưa Luật vào cuộc sống là cần thiết để hợp tác xã phát triển bền vững,” đại biểu Trần Thị Kim Phương nói.
Đề cập đến những nội dung cụ thể của dự thảo Luật, theo đại biểu Đặng Văn Khanh (Hà Nội) thì hợp tác xã là mô hình kinh tế đơn giản, na ná như loại hình doanh nghiệp, nhưng dự thảo Luật lại phức tạp hóa, đưa ra nhiều vấn đề khiến cho Luật nặng nề và có nhiều điểm thiếu cơ sở.
Các đại biểu cho rằng các quy định của dự thảo Luật vẫn chưa làm rõ và khẳng định được bản chất, tính đặc thù của hợp tác xã trong tương quan với các loại hình doanh nghiệp khác cũng như c hính sách, cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phù hợp và chế tài xử lý các hành vi vi phạm, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển nhưng không sai lệch bản chất.
Nhiều quy định trong dự thảo Luật còn rất chung chung, khó áp dụng, một số quy định chưa dựa trên việc xem xét, cân nhắc kỹ tình hình thực tế và điều kiện cụ thể của các hợp tác xã đang tồn tại, nếu áp dụng sẽ lại gây ra những khó khăn cho sự phát triển khu vực hợp tác xã.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) khẳng định cần làm rõ khái niệm hợp tác xã để có sự phân loại rõ ràng. Chỉ những hợp tác xã làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp phục vụ trực tiếp cho nông dân mới được hưởng chính sách ưu đãi, còn các hợp tác xã hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng ra bên ngoài thì không được hưởng các chính sách này.
Hiện có nhiều loại hình hợp tác xã không chỉ bỏ vốn chung, cung cấp dịch vụ cho các xã viên mà còn cung cấp dịch vụ ra bên ngoài, cũng là một hình thức kinh doanh có lợi nhuận, do vậy rất cần được phân loại rõ ràng. Đăng ký hợp tác xã nhưng hoạt động dưới dạng doanh nghiệp là không được, phải hoạt động theo Luật doanh nghiệp - đại biểu Chu Sơn Hà thẳng thắn.
Qua nhiều năm theo dõi lĩnh vực hợp tác xã, đại biểu Bùi Duy Nhâm (Hà Nội) nhận thấy trách nhiệm người đứng đầu hợp tác xã rất thấp, do vậy, theo ông, Luật nên quy định rõ tiêu chuẩn như thế nào, sở hữu bao nhiêu phần trăm vốn thì được ứng cử vào chức Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cần gắn quá trình điều hành của Chủ tịch Hội đồng quản trị với trách nhiệm tài chính chứ không thể chỉ qua lá phiếu tín nhiệm như hiện nay. Bên cạnh đó, cá nhân có quyền ứng cử vào các chức danh hợp tác xã nhưng cũng có quyền được từ chức chứ không phải chờ đến khi đại hội mới được rút.
Cũng liên quan đến vấn đề Hội đồng quản trị, các đại biểu cho rằng việc quy định hợp tác xã có Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng Giám đốc là rất nặng nề. Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) đặt câu hỏi: những hợp tác xã đang tồn tại, có ban quản trị mà giờ phải chuyển thành hội đồng quản trị thì phải bỏ hàng loạt con dấu, như vậy có phải lãng phí không?
Theo đại biểu, nên duy trì ban quản trị, nếu khó khăn thì bổ sung pháp luật cho nó hoạt động tốt hơn, không phải chỉ vì tên gọi mà nó không bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác.
Về việc dự thảo Luật bổ sung việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân vào phạm vi điều chỉnh. Về vấn đề này, Ủy ban Kinh tế nhận thấy quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã.
Các đại biểu cũng cho rằng Luật nên quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, để tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển; đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, các cấp chính quyền, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tram giám sát pháp luật về hoạt động của hợp tác xã.
Nhiều đại biểu không đồng tình với việc thành lập quỹ tín dụng nằm trong hợp tác xã và cho hợp tác xã thành lập công ty./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)